Nghiên cứu tính phức tạp của tầng sét kết và sét than vùng quảng ninh khi áp dụng công nghệ khoan bằng bộ ống mẫu luồn
- Tác giả: Phạm Văn Nhâm 1, Nguyễn Xuân Thảo 2, Nguyễn Trần Tuân 3
Cơ quan:
1 Công ty CP Khoan và dịch vụ kỹ thuật khai thác Mỏ;
2 Viện Công Nghệ khoan – KT Việt Nam;
3 Trường Đại học Mỏ - Địa chấ
- Nhận bài: 21-05-2015
- Sửa xong: 14-07-2015
- Chấp nhận: 30-07-2015
- Ngày đăng: 30-07-2015
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Công nghệ khoan bằng ống mẫu luồn đã được áp dụng rộng rãi ở vùng than Quảng Ninh. Tuy nhiên, trước tình trạng địa chất hết sức phức tạp của vùng mỏ, công tác khoan bằng ống mẫu luồn đã gặp phải không ít phức tạp và sự cố. Sự trương nở, chảy sệ thành lỗ khoan thay đổi trong giới hạn rộng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thành phần khoáng vật; mức độ phân tán; thành phần trao đổi hoá học và các yếu tố môi trường xúc tác như thành phần hoá học của hệ dung dịch khoan, môi trường nhiệt độ và áp suất thuỷ tĩnh, v.v… Sự mất ổn định thành lỗ khoan ở đây có nguyên nhân do sử dụng hệ dung dịch với các thông số, tính chất lưu biến chưa phù hợp. Trong phạm vi bài báo, nhóm tác giả đưa ra một số nghiên cứu nhằm tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phức tạp của tầng sét kết và sét than vùng Quảng Ninh nhằm hoàn thiện công nghệ khoan bằng bộ ống mẫu luồn tại vùng mỏ
Các bài báo khác