Các phức hệ trùng lỗ trong trầm tích tầng mặt khu vực đới bờ thừa thiên - huế - đà nẵng (0 - 30m nước)

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=407
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
    2 Tổng hội Địa chất Việt Nam

  • Nhận bài: 28-05-2015
  • Sửa xong: 11-07-2015
  • Chấp nhận: 30-07-2015
  • Ngày đăng: 30-07-2015
Lượt xem: 1677
Lượt tải: 542
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 54
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu Trùng lỗ được tiến hành khi nghiên cứu địa tầng trong công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí, đo vẽ bản đồ địa chất và khoáng sản biển ở nhiều tỷ lệ khác nhau. Khu vực đới bờ Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng (0-30m nước) có đặc điểm rất đa dạng về sinh thái và nhạy cảm với sự thay đổi quá trình tương tác lục địa - đại dương. Một số năm gần đây, khu vực này thu hút nhiều quan tâm của các nhà địa chất, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về Trùng lỗ khu vực Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng. Trên cơ sở phân tích 95 mẫu trầm tích biển thu thập trong quá trình tham gia đề án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Thừa Thiên-Huế - Bình Định (0-60m nước), tỷ lệ 1/100.000” của Trung tâm Khoáng sản biển, các tác giả đã xác định 80 loài thuộc 41 giống, 25 họ và 5 phụ bộ của bộ Trùng lỗ (Foraminifera). Dựa vào đặc điểm thành phần cũng như mức độ bảo tồn của các loài hóa thạch trong các mẫu phân tích, xác lập 2 phức hệ Trùng lỗ có trong khu vực nghiên cứu: phức hệ biển nông ven bờ và phức hệ biển nông gần bờ. Bên cạnh đó với sự xuất hiện của một số loài Foraminifera có tính chỉ thị tuổi, các tác giả xác định tuổi tương đối cho trầm tích khu vực nghiên cứu thuộc Holocen.

Trích dẫn
Ngô Thị Kim Chi, Mai Văn Lạc và Đào Văn Nghiêm, 2015. Các phức hệ trùng lỗ trong trầm tích tầng mặt khu vực đới bờ thừa thiên - huế - đà nẵng (0 - 30m nước), Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 51.