Đánh giá khả năng sử dụng thiết bị Dilatometer (DMT) để xác định các thông số đất nền và kết quả áp dụng tại khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=910
  • Cơ quan:

    Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-01-2018
  • Sửa xong: 20-03-2018
  • Chấp nhận: 27-04-2018
  • Ngày đăng: 27-04-2018
Lượt xem: 1507
Lượt tải: 476
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 47
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Nội dung bài báo đã giới thiệu thiết bị và phương pháp thí nghiệm DMT cũng như cách xác định các thông số của đất nền sử dụng trong thiết kế xây dựng công trình và xử lý nền đất yếu như: Chỉ số vật liệu (ID), Hệ số ứng suất theo phương ngang (K0), Mô đun biên dạng (E), sức kháng cắt (Su), hệ số áp lực nước lỗ rỗng (U), hệ số cố kết theo phương ngang (Ch), hệ số quá cố kết (OCR) … Từ kết quả xác định các đặc trưng mô đun biến dạng và sức kháng cắt của đất nền khu vực dự án Vũng Áng theo các phương pháp DMT, thí nghiệm nén một trục và 3 trục trong phòng thí nghiệm, các phương pháp cắt cánh (VST), xuyên tĩnh (CPT), thí nghiệm nén ngang (PMT) được thực hiện song song theo chiều sâu đã rút ra những đánh giá về khả năng ứng dụng của phương pháp DMT tương thích với các thí nghiệm nénmột trục và ba trục cũng như các thí nghiệm ngoài trời xuyên tĩnh và cắt cánh Trên cơ sở tính toán các thông số của đất nền theo công thức của các tác giả khác nhau đã cho thấy, việc áp dụng theo công thức của Marchetti đề xuất cho kết quả phù hợp nhất

Trích dẫn
Lê Trọng Thắng, 2018. Đánh giá khả năng sử dụng thiết bị Dilatometer (DMT) để xác định các thông số đất nền và kết quả áp dụng tại khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 59, kỳ 2.

Các bài báo khác