Hiệu quả áp dụng phân tích số liệu bằng sử dụng đường cong vi phân từ Tellur trong nghiên cứu cấu trúc sâu đới Thường XuânBá Thước tỉnh Thanh Hóa

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=906
  • Cơ quan:

    1 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
    2 Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 25-02-2018
  • Sửa xong: 03-04-2018
  • Chấp nhận: 27-04-2018
  • Ngày đăng: 27-04-2018
Lượt xem: 1493
Lượt tải: 725
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 72
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Phương pháp đo sâu từ Tellur là một trong những phương pháp hiệu quả trong tìm kiếm khoáng sản, nghiên cứu cấu trúc sâu. Tuy nhiên, với môi trường cấu trúc địa chất phức tạp, có nhiều nguồn gây dị thường phân bố gần nhau, nhiều trường hợp đường cong quan sát không cho thấy khả năng tách biệt rõ các đối tượng này. Trong nội dung bài báo này, nhóm tác giả đã xây dựng quy trình xử lý biến đổi vi phân số liệu từ Tellur. Kết quả sử dụng đường cong vi phân thay vì đường cong quan sát đã giúp nâng cao độ phân giải và tính định xứ của tài liệu từ Tellur trên cả mô hình lý thuyết lẫn tài liệu thực tế. Trên tuyến khảo sát tại khu vực phía Tây Thanh Hóa, nơi có nhiều đứt gãy phân bố rất gần nhau, cấu trúc môi trường dưới tuyến đo đã được thể hiện khá rõ ràng dựa trên việc kết hợp xử lý điện trở suất vi phân và giải ngược 2D số liệu đo sâu từ Tellur

Trích dẫn
Phạm Ngọc Đạt, Phạm Ngọc Kiên, Lại Hợp Phòng, Đinh Văn Toàn, Trần Anh Vũ, Dương Thị Ninh và Ngô Tiến Lâm, 2018. Hiệu quả áp dụng phân tích số liệu bằng sử dụng đường cong vi phân từ Tellur trong nghiên cứu cấu trúc sâu đới Thường XuânBá Thước tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 59, kỳ 2.