Ứng dụng mô hình biến động đất đai - Land Change Modeler dự báo biến động sử dụng đất huyện Thái Thụy, Thái Bình

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=727
  • Cơ quan:

    1 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • Nhận bài: 29-10-2016
  • Sửa xong: 14-12-2016
  • Chấp nhận: 30-12-2016
  • Ngày đăng: 30-12-2016
Lượt xem: 1866
Lượt tải: 641
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 64
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Mô hình biến động sử dụng đất là một công cụ hữu hiệu trong việc đánh giá tác nhân biến động và dự báo sử dụng đất. Mục tiêu của bài báo là dự báo biến động sử dụng đất năm 2021 huyện Thái Thụy, Thái Bình trên cơ sở ứng dụng mô hình biến động đất đai - LCM (Land Change Modeler). Mô hình biến động đất đai – LCM sử dụng kết hợp mạng nơ ron nhân tạo và mô hình CA-Markov. Dữ liệu sử dụng trong mô hình bao gồm: dữ liệu sử dụng đất 1989, 2001, 2005, 2013, dữ liệu địa mạo, thổ nhưỡng, khoảng cách tới đường bờ, xói lở và bồi tụ. Mạng nơ ron nhân tạo được sử dụng để xác định xác suất chuyển đổi trên không gian của các loại hình sử dụng đất. Tiếp theo, các kết quả từ mô hình Mạng nhân tạo sẽđược đưa vào trong mô hình CA-Marrkov nhằm dự báo định lượng sử dụng đất. Độ chính xác của mô hình biến động đất đai - LCM dự báo năm 2009 và 2013 với hệ số kappa lần lượt là 0,71 và 0,74. 2. Kết quả mô hình dự báo biến động sử dụng đất từ 2013 đến năm 2021 có những đặc điểm sau: dân cư tăng từ 14,53% lên 16,9%; đất nuôi trồng thủy sản sẽ tăng từ 6,12% lên 7,38% và đất rừng ngập mặn sẽ tăng từ 4,17% lên 4,8%. Trong khi đó, đất lúa và hoa màu sẽ giảm từ 46,69% xuống 44,43%.

Trích dẫn
Phạm Thị Làn, Lê Thị Thu Hà, Đăng Văn Dũng và Nguyễn Văn Thông, 2016. Ứng dụng mô hình biến động đất đai - Land Change Modeler dự báo biến động sử dụng đất huyện Thái Thụy, Thái Bình, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 57.

Các bài báo khác