Nghiên cứu cơ chế hình thành các hố sụt ở khu vực phân bố karst ngầm (lấy ví dụ khu vực chợ đồn, tỉnh bắc kạn)

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=69
  • Nhận bài: 23-02-2012
  • Sửa xong: 17-04-2012
  • Chấp nhận: 30-04-2012
  • Ngày đăng: 30-04-2012
Lượt xem: 1358
Lượt tải: 403
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 40
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Hiện tượng sụt đất xảy ra ngày càng phổ biến tại nhiều khu vực ở Việt Nam, có thể tạo thành các “hố tử thần” gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong rất nhiều trường hợp, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến các hoạt động nhân sinh, đặc biệt là các hoạt động dẫn đến sự hạ thấp nhanh của mực nước ngầm. Bài báo tập trung làm rõ đặc điểm sụt lún trong khu vực karst, phân tích cơ chế hình thành các hố sụt và sau đó ứng dụng tính toán cụ thể cho khu vực thị trấn Bằng Lũng và xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, nơi mà từ đầu năm 2008, đã xuất hiện 5 hố sụt đất lớn kèm theo nhiều hiện tượng bất thường. Tại đây, nguyên nhân chính được xác định là hoạt động bơm hút nước làm khô moong mỏ tại mỏ chì kẽm Bằng Lũng. Hố sụt xảy ra trong tầng phủ là các trầm tích sông-lũ, liên quan đến biến dạng thấm của tầng cát sạn.

Trích dẫn
, 2012. Nghiên cứu cơ chế hình thành các hố sụt ở khu vực phân bố karst ngầm (lấy ví dụ khu vực chợ đồn, tỉnh bắc kạn), Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 38.