Sử dụng ảnh alos palsar để xây dựng mô hình thay đổi hệ số tán xạ phản hồi ở vùng tonle sap, campuchia

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=351
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
    2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

  • Nhận bài: 15-09-2014
  • Sửa xong: 19-10-2014
  • Chấp nhận: 30-10-2014
  • Ngày đăng: 30-10-2014
Lượt xem: 2461
Lượt tải: 677
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 67
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Lớp phủ mặt đất xung quanh hồ nước ngọt Tonle Sap chịu ảnh hưởng lớn từ sự thay đổi của mực nước trong suốt mùa lũ. Sự ngập lũ của thực phủ và sự tăng độ ẩm đất xảy ra khi mực nước tăng, và thay đổi ngược lại khi nước lũ rút xuống. Tín hiệu phản hồi của ảnh ALOS PALSAR có thể được sử dụng để quan sát được sự thay đổi của các lớp phủ đối với mọi điều kiện của thời tiết trong chu kỳ lũ lụt hàng năm. Bởi vậy một mô hình thay đổi tán xạ phản hồi rađa của các lớp phủ bề mặt được xây dựng trong chu kỳ lũ lụt hàng năm theo sự thay đổi của mực nước. Trong mô hình này, sự thay đổi hệ số tán xạ phản hồi của 6 lớp phủ bề mặt phản ánh tác động của lũ lụt thông qua các tương tác giữa tín hiệu rađa với mỗi loại lớp phủ ở các thời điểm khác nhau trong một chu kỳ lũ lụt. Bên cạnh đó, sự phân cực HH và HV của tín hiệu rađa cũng cho phép tăng cường sự phân biệt các trạng thái thay đổi của các lớp phủ do tác động của lũ lụt ở các thời điểm khác nhau. Một sự thay đổi hệ số tán xạ phản hồi từ -8,4 dB tới -20,6 dB đối với lớp cây bụi vùng thấp tương ứng với sự thay đổi mực nước từ 3,83 m đến 8,06 m.

Trích dẫn
Nguyễn Văn Trung, Phạm Vọng Thành và Nguyễn Văn Khánh, 2014. Sử dụng ảnh alos palsar để xây dựng mô hình thay đổi hệ số tán xạ phản hồi ở vùng tonle sap, campuchia, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 48.

Các bài báo khác