Tổng hợp tài liệu địa chất và địa vật lý dự báo môi trường trầm tích các thành tạo tuổi Oligocene khu vực Đông Bắc bể Cửu Long

  • Cơ quan:

    1 Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí - CN Trung Tâm Kỹ Thuật, Hà Nội, Việt Nam
    2 Viện Dầu Khí Việt Nam - Trung tâm Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 25-08-2024
  • Sửa xong: 17-12-2024
  • Chấp nhận: 03-01-2025
  • Ngày đăng: 01-02-2025
Trang: 98 - 111
Lượt xem: 176
Lượt tải: 2
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Nghiên cứu này tập trung tổng hợp và phân tích tài liệu địa chất và địa vật lý nhằm dự báo chi tiết hơn về tướng và môi trường trầm tích của các thành tạo tuổi Oligocene tại khu vực Đông Bắc bể Cửu Long, một vùng có ý nghĩa quan trọng trong công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Một số mỏ dầu khí lớn như Sư Tử Vàng, Ruby đang là trọng tâm của các hoạt động thăm dò hiện tại và tương lai, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu xác định mô hình phân bố tướng và môi trường đặc biệt nhằm mở rộng tìm kiếm các bẫy chứa dầu khí cả truyển thống và phi cấu tạo. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận của bài báo là tổng hợp nhiều loại dữ liệu như dữ liệu cổ sinh, thạch học, địa vật lý giếng khoan và địa chấn cho phép phân chia trầm tích Oligocene thành ba môi trường trầm tích chính: đồng bằng sông (fluvial plain), hồ ven biển (marginal lacustrine) và hồ (lacustrine). Các môi trường này được xác định dựa trên sự khác biệt về các đặc điểm thạch học và điều kiện lắng đọng, giúp minh họa rõ nét hơn về các đặc điểm trầm tích và tiềm năng chứa dầu khí của từng môi trường. Hiểu được các địa tầng trầm tích này cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá các khoảng chứa dầu khí và tối ưu hóa các chiến lược phát triển mỏ. Ngoài ra, phân tích chi tiết về sự phân bố không gian và thời gian của các tập trầm tích F, E, D Lower và D Upper đã được thực hiện, làm sáng tỏ những thay đổi về tướng và môi trường trong điều kiện lắng đọng. Những thông tin này cung cấp dữ liệu thiết yếu về khung địa tầng và lịch sử trầm tích của khu vực Đông Bắc bể Cửu Long, đóng góp vào việc xây dựng các mô hình địa chất chính xác hơn. Nghiên cứu này cũng chỉ ra tính hiệu quả của việc tích hợp giữa phương pháp địa chất và địa vật lý để tối ưu hóa vị trí giếng khoan, nâng cao khả năng thu hồi dầu khí và cải thiện quản lý mỏ ở bể Cửu Long. Phương pháp tiếp cận tích hợp giữa tài liệu địa chất và địa vật lý trong nghiên cứu này không chỉ hữu ích cho khu vực bể Cửu Long mà còn có thể áp dụng cho các bể trầm tích khác có điều kiện địa chất tương tự.

Trích dẫn
Trịnh Sóng Biển, Đặng Ngọc Quý, Nguyễn Anh Đức, Bùi Thiều Sơn, Phạm Hải Đăng, Hoàng Thanh Bảng, Nguyễn Minh Tâm, Hà Quang Mẫn, Nguyễn Lê Trung, Nguyễn Văn Thanh và Bùi Việt Dũng, 2025. Tổng hợp tài liệu địa chất và địa vật lý dự báo môi trường trầm tích các thành tạo tuổi Oligocene khu vực Đông Bắc bể Cửu Long, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 66, kỳ 1, tr. 98-111.
Tài liệu tham khảo

Asquith, G. B., Krygowski, D., and Gibson, C. R. (2004). Basic well log analysis, Vol. 16, pp. 305-371. Tulsa: American Association of Petroleum Geologists.

Bui, H. T., and Phan, Q. D. (2018). Depositional environments and reservoir characteristics of the Oligocene formations in the Cuu Long Basin. Petroleum Geoscience, 24(4), 389-401.

Cant, D. (1992). Part I subsurface facies analysis. Facies Models-response to sea level change-, 27-46.

Crain, E. R., and Ganz, C. I. (1986). The Log Analysis Handbook: Quantitative log analysis methods. PennWell. https://books.google.com.vn/books?id=blIZAQAAIAAJ

CycloLog. (2011). INPEFA® Curve Explanation. CycloLog.

Điền, P. T. (2007). Các Bồn trầm tích trước Kainozoi và tài nguyên dầu khí. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Dung, B. V., Tuan, H. A., Van Kieu, N., Man, H. Q., Thuy, N. T. T., and Huyen, P. T. D. (2018). Depositional environment and reservoir quality of Miocene sediments in the central part of the Nam Con Son basin, Southern Vietnam shelf. Marine and Petroleum Geology, 97, 672-689.

Ezeh, S., Mode, A., Ozumba, B., and Yelwa, N. A. (2016). Sedimentology and ichnology of Neogene Coastal Swamp deposits in the Niger Delta Basin, Nigeria. Geologos, 22, 191-200. https://doi.org/10.1515/logos-2016-0020.

Le, T. D., and Pham, K. D. (2016). Tectonic controls on sedimentary facies distribution in the Cuu Long Basin. Marine and Petroleum Geology, 73, 45-62.

Ngô, T. S., Lê, V. T., Cù, M. H., and Trần, V. T. (2007). Kiến tạo Việt Nam trong khung cấu trúc Đông Nam Á. In H. Nguyễn and V. Đ. Nguyễn (Eds.), Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Vam (pp. 69-110). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Nguyễn, H. (2007). Geology and Petroleum Resources of Vietnam.

Nguyen, Q. H., and Le, T. V. (2021). Geochemical characterization and source rock evaluation of Oligocene sediments in the Cuu Long Basin. Marine and Petroleum Geology, 127, 104895.

Nguyễn V.K., B. V. D., Nguyễn,T.H., Phạm,H.T., Nguyễn,H.G.,Phạm,V.A. (2018). Đặc điểm tướng và môi trường trầm tích Oligocene muộn khu vực Tây Bắc lô 09-3/12, bể Cửu Long.

Nguyen, V. T., and Tran, Q. H. (2015). Structural evolution of the Cuu Long Basin and its implications for hydrocarbon exploration. Journal of Asian Earth Sciences, 105, 143-160.

Radwan, A. E. (2021). Modeling the Depositional Environment of the Sandstone Reservoir in the Middle Miocene Sidri Member, Badri Field, Gulf of Suez Basin, Egypt: Integration of Gamma-Ray Log Patterns and Petrographic Characteristics of Lithology. Natural Resources Research, 30(1), 431-449. https://doi.org/10.1007/s11053-020-09757-6.

Rider, M. H., and Kennedy, M. (2011). The Geological Interpretation of Well Logs. Rider-French Consulting.

Schlumberger. (1989). Log Interpretation Principles/Applications. Schlumberger Educational Services.

Schmidt, W. J., Hoang, B. H., Handschy, J. W., Hai, V. T., Cuong, T. X., and Tung, N. T. (2019). Tectonic evolution and regional setting of the Cuu Long Basin, Vietnam. Tectonophysics, 757, 36-57. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.tecto.2019.03.001.

Serra, O. (1989). Formation Microscanner Image Interpretation. Schlumberger Educational Services, Houston, TX.

Tixier, M. P., Alger, R. P., and Doh, C. A. (1959). Sonic logging. Transactions of the AIME216(01), 106-114.

Tran, D. N., and Nguyen, M. H. (2019). Seismic interpretation and sequence stratigraphy of the Oligocene deposits in the Northeastern Cuu Long Basin. Interpretation, 7(3), SH31-SH49.

Vu, T. M., and Nguyen, V. C. (2017). Stratigraphic framework and petroleum potential of the Oligocene sequences in the Cuu Long Basin. AAPG Bulletin, 101(12), 2413-2437.

Các bài báo khác