Tuổi đồng vị U-Pb Zircon từ Granodiorit phức hệ Diên Bình, Kon Tum và ý nghĩa kiến tạo của chúng

- Tác giả: Ngô Xuân Thành 1*, Lương Quang Khang 1, Bùi Vinh Hậu 1, Bùi Thị Thu Hiền 1, Vũ Anh Đạo 1, Đinh Trọng Tường 2, Ngô Thị Kim Chi 1, Phạm Thị Dung 3
Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
2 Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ, Nghệ An, Việt Nam
3 Viện Địa chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Kon Tum, Paleozoi sớm, Phức hệ Diên Bình, Tam Kỳ - Phước Sơn, Trường Sơn.
- Nhận bài: 18-09-2024
- Sửa xong: 20-12-2024
- Chấp nhận: 30-12-2024
- Ngày đăng: 01-02-2025
- Lĩnh vực: Địa chất - Khoáng sản
Tóm tắt:
Các đá diorit và granodiorit phức hệ Diên Bình phân bố phần rìa tây địa khối Kon Tum và được cho là hình thành liên quan đến hoạt động hút chìm của thạch quyển đại dương cổ dưới địa khối Kon Tum trong giai đoạn Paleozoi sớm. Tuy nhiên, các nghiên cứu kết hợp giữa số liệu định tuổi và kiến tạo khu vực nhằm xác định bản chất kiến tạo của chúng vẫn còn ít được quan tâm. Trong nghiên cứu này, việc định tuổi U-Pb zircon hai mẫu granodiorit trong phức hệ Diên Bình lấy ở phía tây tỉnh Kon Tum cho kết quả tuổi trung bình 206Pb/238U là 441.4 ± 1.8 tr.n (2σ, MSWD =1.4, n=16) và 446.2 ± 1.9 tr.n (2σ, MSWD=0.93, n=12). Số liệu tuổi thu được kết hợp với các số liệu tuổi đã được nghiên cứu trước đây cho thấy tồn tại các granitoid kiểu I trong phức hệ Diên Bình có tuổi thành tạo khoảng 438÷455 tr.n, chúng được hình thành cùng giai đoạn với granodiorit phức hệ Trà Bồng (~440÷447 tr.n), granit kiểu S phức hệ Chu Lai (~430÷452 tr.n). Các tài liệu nghiên cứu về magma, đá biến chất, quan hệ địa tầng trong địa khối Đông Dương cho thấy nhiều bằng chứng hút chìm dưới địa khối Kon Tum kết thúc vào khoảng cuối Ordovic giữa đến đầu Ordovic muộn. Kết quả phân tích tuổi trong nghiên cứu này, kết hợp với tài liệu địa chất khu vực xác nhận sự tồn tại của các thành tạo magma kiểu I và S được hình thành cùng giai đoạn kiến tạo, có thể vào giai đoạn sau va chạm tạo núi dọc đới khâu Tam Kỳ - Phước Sơn.

Andersen, T. (2002). Correction of common lead in U-Pb analyses that do not report 204Pb: Chemical Geology, 192(1-2), 59-79.
Carter, A., Roques, D., Bristow, C., Kinny, P. (2001). Understanding Mesozoic accretion in Southeast Asia: significance of Triassic thermotectonism (Indosinian orogeny) in Vietnam. Geology 29, 211-214.
Corfu, F., Krogh Ravna, E., and Kullerud, K. (2002). A Late Ordovician U-Pb age for HP metamorphism of the Tromsdalstind eclogite of the Uppermost Allochthon of the Scandinavian Caledonides: Davos, Switzerland, 12th Goldschmidt Conference, p. 18-23.
Dinh, Q. S. (2017). Petrographic characteristics and zircon UPb geochronology of granitogneiss rocks in the Chu Lai - Kham Duc area (Quang Nam province). Science and Technology Development Journal: Natural Science, 1(6), 258-272.
Faure, M., Nguyen, V. V., Luong, T. T. H., Lepvrier, C. (2018). Early Paleozoic or Early-Middle Early Paleozoic or Early-Middle Triassic collision between the South China and Indochina blocks: The controversy resolved? Structural insights from the Kon Tum massif (central Vietnam). Journal of Asian Earth Sciences 166, 162-180.
Jiang, W., Yu, J. H., Wang, X., Griffin, W. L. Pham, T. H., Nguyen, D. L., Wang, F. (2020). Early Paleozoic magmatism in northern Kontum Massif, Central Vietnam: Insights into tectonic evolution of the eastern Indochina Block. Lithos 105750, 376-377. DOI: https://doi.org/ 10.1016/j.lithos.2020.105750.
Ludwig, K. R. (2008). Isoplot 3.7, a geochronological toolkit for Microsoft Excel. Berkeley Geochronology Center Special Publication.
Metcalfe, I. (2013). Gondwana Dispersion and Asean Accretion: Tectonic and Palaeo-Geographic Evolution of Eastern Tethys. Journal of Asian Earth Sciences 66, 1-33.
Nagy, E. A., Maluski, H., Lepvrier, C., Schärer, U., Phan, T. T., Leyreloup, A., Vu, V. T. (2001). Geodynamic significance of the Kontum massif in Central Vietnam: composite 40Ar/39Ar and U-Pb ages from Paleozoic to Triassic. The Journal of Geology 109, 755-770.
Nakano, N., Osanai, Y., Owada, M., Tran, N.N., Charusiri, P., Khamphavong, K. (2013). Tectonic evolution of high-grade metamorphic terranes in Central Vietnam: constraints from large-scale monazite geochronology. Journal of Asian Earth Sciences 73, 520-539.
Ngo, X. T., Bui, V. H., Tran, M. D., Kim, Y., Xiaochun, L., Tran, T. H., Kwon, S., Jang, Y., Bui, V. S., Luong, Q. K. (2022). Ordovician continental arc magmatism in the Tam Ky‐Phuoc Son Suture Zone, Central Indochina Block, Southeast Asia. Geological Journal 58 (2), 825-836. https:// doi.org/10.1002/gj.4626.
Ngo, X. T., Nguyen Q. H., Kim, Y., Kwon, S., Bui, V. H., Tran, T. H., , Jang, Y., Samuel, V. O. (2004). Cambrian-Ordovician Arc-Related Magmatism in the Central Southeast Asian Continents and Its Significance on Early Palaeozoic Tectonics of the Indochina Block. Geological Journal, https://doi.org/10.1002/gj.5102.
Nguyen, M. Q., M. Q., Feng, Q., WeiZi, J., Zhao, T., Tran, T. H., Ngo, X. T., Tran, M. D., Nguyen, Q. H. (2019). Cambrian intra-oceanic arc trondhjemite and tonalite in the Tam Ky-Phuoc Son Suture Zone, central Vietnam: Implications for the early Paleozoic assembly of the Indochina Block. Gondwana Research 70, 151-170.
Nguyen H. T., Zong, K., Liu, Y., Yuan, Y., Pham, T. H., Le, T. D., Pham, M. (2021). Early Paleozoic Arc Magmatism and Accretionary Orogenesis in the Indochina Block, Southeast Asia. The Journal of Geology 129, p. 33-48.
Nguyen, T. B. T., Nguyen, T. X. Bui, T. A., Pham. M., Pham, T. H., Duong, Q. B. (2024a). Early Paleozoic tectonic evolution in the central Vietnam: evidence from geochronological and geochemical constraints. International Geology Review,1-17.
Nguyen, T. D., Tran, T. A., Pham, T. H, Pham, M., Truong, X. L., Nguyen, T. M., Danh, N. H. (2024b). Crustal evolution of Paleozoic-Mesozoic granitoid in Dakrong-A Luoi area, Truong Son belt, central Vietnam: evidence from zircon U-Pb geochronology, geochemistry, and Hf isotope composition. International Geology Review, 1-25.
Phan, C. T. (Chủ biên) (2009). Bản đồ địa chất Lào, Compuchia, Việt Nam, tỷ lệ 1/1.500.000. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Roger, F., Maluski, H., Leyreloup, A., Lepvrier, C., Phan, T. T. (2007). U-Pb dating of high temperature metamorphic episodes in the Kon Tum Massif (Vietnam). Journal of Asian Earth Sciences 30, 565-572.
Trần, T. (chủ biên), (1997). Bản đồ Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1 :200.000, Tờ Kon Tum (D-48-XVIII). Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Trần, V. T. and Vũ, K. (Chủ biên), (2009). Địa Chất Và Tài Nguyên Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên, 598 trang.
Tran, V. T., Faure, M., Nguyen, V. V., Bui, H. H., Fyhn, M. B. W., Nguyen, T. Q., Lepvrier, C., Thomsen, T. B., Tani, K., Charusiri, P. (2020). Neoproterozoic to Early Triassic tectono-stratigraphic evolution of Indochina and adjacent areas: A review with new data. Journal of Asian Earth Sciences 191, 1-23.
Tran, H. T., Zaw, K., Halpin, J. A., Manaka, T., Meffre, S., Lai, C. K., Lee, Y., Le, H. V., and Dinh, S. (2014). The Tam Ky-Phuoc Son shear zone in Central Vietnam: tectonic and metallogenic implications. Gondwana Research, 26 (1), 144-164.
Usuki, T., Lan, C. Y., Yui, T. F., Iizuka, Y., Vu, T. V., Tran, T. A., Okamoto, K., Wooden, J. L., Liou, J. G. (2009). Early Paleozoic medium-pressure metamorphism in central Vietnam: evidence from SHRIMP U-Pb zircon ages. Geosciences Journal 13, 245-256.
Các bài báo khác