Nghiên cứu áp dụng phương pháp thí nghiệm xuyên động trong đánh giá hiệu quả xử lý nền đất yếu bằng chất kết dính tại một số khu vực tỉnh Hải Dương

- Tác giả: Nguyễn Văn Phóng 1,2*
Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
2 Nhóm nghiên cứu Địa chất công trình và Địa môi trường - EEG, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 05-09-2024
- Sửa xong: 08-12-2024
- Chấp nhận: 23-12-2024
- Ngày đăng: 01-02-2025
- Lĩnh vực: Địa chất - Khoáng sản
Tóm tắt:
Trong xử lý nền đất yếu, việc kiểm tra, đánh giá chất lượng của công tác xử lý tại hiện trường là rất quan trọng. Các phương pháp thí nghiệm kiểm tra tại hiện trường thường dùng ở Việt Nam là thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT), xuyên tiêu chuẩn (SPT), cắt cánh (FVT). Thí nghiệm xuyên động (DCP) là phương pháp thí nghiệm hiện trường đơn giản, gọn nhẹ, cho phép đánh giá độ đồng nhất, độ chặt hoặc trạng thái và xác định được một số chỉ tiêu cơ lý của đất. Bài báo phân tích, hệ thống hóa nội dung, đối tượng và yêu cầu của công tác đánh giá chất lượng xử lý nền đất yếu, đồng thời đánh giá khả năng ứng dụng thí nghiệm DCP và một số kết quả thực nghiệm tại tỉnh Hải Dương. Kết quả cho thấy, thí nghiệm DCP đánh giá được độ đồng nhất và chỉ ra được những vị trí không đạt yêu cầu trong cọc đất - xi măng. Với nền đất yếu xử lý bằng cọc cát biển - xi măng - tro bay (CFMS), thí nghiệm DCP ở ba nhóm cọc có hàm lượng chất kết dính (CKD) khác nhau (CKD = 5%, 10%, 15%) cho thấy sức kháng xuyên động (qd) của cọc tăng theo hàm lượng chất kết dính; Sử dụng thí nghiệm DCP trong nền đất ở ba thời điểm là trước thi công, ngay sau thi công và sau 10 ngày thi công đã xác định được hiệu quả của từng quá trình nén chặt cơ học và cố kết ở từng loại đất.

EN ISO 22476-3 (2005). Geotechnical investigation and testing - Field testing. Part 2: Dynamic probing test.
Eurocode-7 Part 1 (1997). Geotechnical Design. General Rules.
CH 448 – 72 (1978). Указания по зондированию грунтов для строи тельства. MOCKBA.
Lê, T. T. (2014). Các phương pháp nghiên cứu và khảo sát địa chất công trình. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
McElvaney J, Bundadidjatnika I. Strength evaluation of lime-stabilised pavement foundations using the dynamic cone penetrometer. Engineering, Environmental Science, 1991;21(1):40–52
Mohammadi, S. D., Nikoudela, M. R., Rahimib, H., and Khamehchiyan, M. (2008). Application of the Dynamic Cone Penetrometer (DCP) for determination of the engineering parameters of sandy soils. Engineering Geology 101(3). 195-203.
Nguyễn, T. N., Bùi, T. S. và Bùi, V. B., (2023). Giáo trình Thiết kế và tổ chức thi công xử lý nền đất yếu. Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
Roy, E. H. (2005). Geotechnical Engineering Investigation Handbook. Second Edition, CRC Press.
Tạ, Đ. T., Nguyễn, V. P., Nguyễn, T. D., Nguyễn, T. D. và Hồ, A. C. (2022a). Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm quá trình nén chặt cơ học nền đất yếu gia cố bằng cọc cát biển - xi măng. Kỷ yếu hội nghị khoa học toàn quốc ACEA - VIETGEO 2021, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 110-117.
Tạ, Đ. T., Nguyễn, V. P., Nguyễn, T. D., Phạm, V. H., Ngọ, T. H. T. và Nguyễn, T. S. (2022b). Nghiên cứu quá trình cố kết thoát nước nền đất yếu gia cố bằng cọc cát biển - xi măng. Kỷ yếu hội nghị khoa học toàn quốc ACEA - VIETGEO 2021, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 35-43.
Tạ, Đ. T., Phạm, Đ. T., Phạm, V. H., Hoàng, Đ. P., Bùi, V. Đ., Bùi, A. T., Nguyễn, V. P., Ngô, T. H. T., Nguyễn, T. D. và Nguyễn, T. D. (2021). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cọc hỗn hợp cát biển-xi măng-tro bay để cải tạo nền đất yếu phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng ven biển, hải đảo. Đề tài khoa học và công nghệ quốc gia, Mã số: RD 40-20, Bộ Xây dựng Việt Nam.
TCVN 9355:2012 (2012). Gia cố nền đất yếu bằng thấm thoát nước.
TCVN 9403:2012 (2012). Gia cố nền đất yếu - phương pháp trụ đất xi măng.
TCVN 9906:2014 (2014). Công trình thủy lợi - Cọc đất xi măng thi công theo phương pháp Jet-Grouting - yêu cầu thiết kế thi công và nghiệm thu cho xử lý nền đất yếu.
Vakili, A. H., Salimi, M. and Shamsi, M. (2021). Application of the dynamic cone penetrometer test for determining the geotechnical characteristics of marl soils treated by lime. DOI: 10.1016/j.heliyon.2021.e08062.
Các bài báo khác