Đặc điểm hóa thạch Foraminifera trong trầm tích Pleistocen - Holocen khu vực Sóc Trăng - Bạc Liêu

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Nhóm nghiên cứu mạnh "Kiến tạo và Địa động lực với Tài nguyên Địa chất, Môi trường và Phát triển bền vững", Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    3 Viện Địa chất - Địa Vật lý Biển, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 25-08-2024
  • Sửa xong: 14-12-2024
  • Chấp nhận: 23-12-2024
  • Ngày đăng: 01-02-2025
Trang: 1 - 8
Lượt xem: 147
Lượt tải: 18
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 2
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khu vực Sóc Trăng - Bạc Liêu, thuộc đồng bằng sông Cửu Long là nơi được các nhà khoa học dự đoán chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thời kỳ tan băng trong Holocen đã thúc đẩy quá trình biển tiến xảy ra nhanh chóng, hình thành lên những tập trầm tích biển nông và ven bờ nằm phủ lên các trầm tích nguồn gốc lục địa trên diện tích đồng bằng Sông Cửu Long. Foraminifera là một nhóm vi cổ sinh rất phổ biến trong trầm tích biển được sử dụng nhiều trong khoa học địa chất để luận giải các vấn đề về môi trường trầm tích, địa tầng và cổ khí hậu. Nghiên cứu này đưa ra các kết quả phân tích hóa thạch Foraminifera trong trầm tích Pleistocen - Holocen ở khu vực Sóc Trăng - Bạc Liêu dựa trên các kết quả phân tích thành phần, đặc điểm hình thái Foraminifera trong 02 lỗ khoan (với 20 mẫu trầm tích) thuộc khu vực nghiên cứu. Kết quả phân tích đã xác định được 4 phụ bộ gồm: Rotaliina Delage et Hérouard, 1896; Miliolina Delage et Hérouard, 1896; Textulariina Delage et Hérouard, 1896 và Lagenina Delage et Hérouard, 1896, 11 họ, 18 giống, 33 loài và mô tả chi tiết các đặc điểm hình thái của chúng. Kết quả cho thấy, Foraminifera ở khu vực nghiên cứu có đặc điểm hình thái, giải phẫu phù hợp với môi trường trầm tích vùng cửa sông, ven biển, nơi có điều kiện thủy động lực tương đối cao, sự dao động về nhiệt độ và độ mặn với biên độ lớn.

Trích dẫn
Ngô Thị Kim Chi ., Nguyễn Trung Thành, Vũ Anh Đạo ., Bùi Thị Thu Hiền ., Phan Thị Thùy Dương và Bùi Vinh Hậu ., 2025. Đặc điểm hóa thạch Foraminifera trong trầm tích Pleistocen - Holocen khu vực Sóc Trăng - Bạc Liêu, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 66, kỳ 1, tr. 1-8.
Tài liệu tham khảo

Loeblich, A. R., and Tappan, H. (1964). Treatise on invertebrate paleontology, Part C, Protista 2. Geol. Soc. Am., Univ. Kansas Press, Lawrence, 869pp.

Loeblich, A. R. Jr., and Tappan, H. (1988). Foraminiferal genera and their classification. Department of Earth and Space sciences and Center for the study of Evolution and the origin of Life University of California, Los Angeles. 21 114.

Ngo, T. K, C., Mai, V. L., Nguyen. H. H., Nguyen, M. Q., Phan, V. B., and Bui, T. T. H. (2023). Foraminifera in the Holocene sediments at the shallow sea from Phu Loc (Thua Thien Hue) to Hoi An (Quang Nam) (0÷60 m of water depth). Journal of Mining and Earth Sciences, Vol 64, Issue 6 (2023), 32 - 38.

Ngo, T. K. C., and Dang, V. B. (2021). Characterization of foraminifera in the southern East Sea during the late Holocene. Journal of Mining and Earth Sciences, Vol. 62, Issue 6. 8 - 13.

Ngô, T. K. C., Mai, V. L., and Đào, V. N. (2015). Các phức hệ Trùng lỗ trong trầm tích tầng mặt khu vực đới bờ Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng (0-30 m nước). Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 51, 7-2015, tr.13-20.

Ngô, T. K. C., Mai, V. L., and Đào, V. N. (2016). Hóa thạch Foram trong trầm tích Đệ tứ - Hiện đại vùng biển Thừa Thiên - Huế (0-30 m nước). Tạp chí Địa chất, No 355. 83-90.

Nguyễn, H. C., Mai, V. L. (1996). Trùng lỗ (Foraminifera) trong trầm tích mặt đáy hệ đầm phá Tam Giang, Cầu Hai. Tài nguyên môi trường biển, tập III. Hà Nội, trang 177-185.

Nguyen, N., Nguyen. H. C., Do. B. (2006). Hóa thạch Trùng lỗ Kainozoi thềm lục địa và các vùng lân cận ở Việt Nam. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội, 392 trang.

Các bài báo khác