Xây dựng mô hình geoid cục bộ cho khu vực cẩm phả - mông dương

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=144
  • Nhận bài: 22-12-2012
  • Sửa xong: 17-01-2013
  • Chấp nhận: 30-01-2013
  • Ngày đăng: 30-01-2013
Lượt xem: 1332
Lượt tải: 336
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 33
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Các điểm trong mạng lưới GPS có đo nối độ cao bằng thuỷ chuẩn hình học (các điểm song trùng) được sử dụng để xác định độ cao Geoid (Undulation), từ đó nội suy độ cao Geoid cho các điểm khác phục vụ chuyền độ cao bằng GPS. Khi sử dụng mô hình Geoid toàn cầu để xác định độ cao Geoid, số liệu đo tại các điểm song trùng được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình Geoid với mặt Geoid thực tế tại khu đo, không những thế, các số liệu này còn có thể sử dụng để chính xác hoá mô hình Geoid tại khu vực có các điểm song trùng. Bài báo này trình bày một phương pháp xây dựng mô hình Geoid cục bộ dựa trên việc cải chính cho mô hình Geoid toàn cầu theo mô hình tương đối của trị đo tại các điểm song trùng

Trích dẫn
, 2013. Xây dựng mô hình geoid cục bộ cho khu vực cẩm phả - mông dương, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 41.