Nghiên cứu đặc điểm môi trường lắng đọng trầm tích Miocen giữa, cấu tạo Thiên Ưng - Mãng Cầu, lô 04 - 3, bể Nam Côn Sơn
- Tác giả: Phạm Bảo Ngọc 1*, Trần Nghi 2, Trần Trung Đồng 3, Trần Thị Oanh 1
Cơ quan:
1 Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
2 Viện Nghiên cứu Khoa học và thiết kế Dầu khí biển, Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
3 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội - VNU, Hà Nội, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Bể Nam Côn Sơn, Cấu tạo Thiên Ưng - Mãng Cầu, Môi trường trầm tích, Thuộc tính địa chấn, Trầm tích Miocen giữa.
- Nhận bài: 15-09-2021
- Sửa xong: 09-01-2022
- Chấp nhận: 01-02-2022
- Ngày đăng: 28-02-2022
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Đặc điểm môi trường lắng đọng trầm tích là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng chứa của đá trầm tích. Bài báo tập trung nghiên cứu vấn đề này cho trầm tích Miocen giữa, cấu tạo Thiên Ưng - Mãng Cầu thuộc phạm vi lô 04 - 3 của bể Nam Côn Sơn. Bài báo đã tích hợp phương pháp minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan, phương pháp phân tích lát mỏng thạch học và phương pháp phân tích thuộc tính địa chấn, kết hợp với kết quả phân tích cổ sinh của VPI - Labs để làm rõ một số bối cảnh lắng đọng trầm tích Miocen giữa của khu vực nghiên cứu. Kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan cho thấy, trầm tích Miocen giữa tại đây được lắng đọng trong các môi trường sau: môi trường biển nông (shallow marine), cửa sông (mouth bars), tiền châu thổ (delta front), sườn châu thổ (prodelta) và phần thấp của đồng bằng châu thổ (lower deltaic plain). Điều này cũng khớp với kết quả phân tích thạch học và cổ sinh. Kết quả phân tích thạch học cho thấy khu vực nghiên cứu tồn tại 2 nhóm đá trầm tích chính, đó là nhóm đá trầm tích vụn cơ học và nhóm đá cacbonat. Trong mẫu thạch học trầm tích vụn cơ học phát hiện các thành phần: sét glauconit đặc trưng cho môi trường biển, kết hạch cacbonat và quặng siderit thường đặc trưng cho môi trường sườn châu thổ. Trong khi các mẫu phân tích cổ sinh phát hiện thành phần vật chất hữu cơ như rong tảo, bitum và các hóa thạch tiêu biểu gồm Foraminifera, Da Gai và Ốc Gai - đây là các hóa thạch chỉ thị cho môi trường biển nông. Kết quả phân tích thuộc tính địa chấn cho đối tượng trầm tích cacbonat Miocen giữa của cấu tạo đã làm rõ diện phân bố của trầm tích này tập trung tại khu vực khối nâng trung tâm và phía đông, càng ra xa đới nâng thì diện phân bố giảm dần. Kết quả này phù hợp khi các tác giả tiến hành liên kết các giếng khoan trong khu vực (C - 1X, C - 2X, C - 3X và C - 4X) và cũng logic với các quy luật trầm tích.
Radwan, A. E. (2021). Modeling the depositional environment of the sandstone reservoir in the Middle Miocene Sidri Member, Badri Field, Gulf of Suez Basin, Egypt: Integration of gamma-ray log patterns and petrographic characteristics of lithology. Natural Resources Research, 30(1), 431-449.
Cant, D. (1992). Subsurface Facies Analysis. In R. G. Walker (Ed), Facies models. response to sea level changes. St. John’s: Geological Association of Canada, 27-45.
Chow, J. J., Ming-Chung, L., and Fuh, S. C. (2005). Geophysical well log study on the paleoenvironment of the hydrocarbon producing zones in the Erchungchi Formation, Hsinyin, SW Taiwan. TAO: Terrestrial, Atmospheric and Oceanic Sciences, 16(3), 531.
Mai, T. T. (2011). Thăm dò địa chấn, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
Nguyễn, H. (2005). Địa chất và Tài nguyên Dầu khí Việt Nam. Chương 10 - Bể trầm tích Nam Côn Sơn và tiềm năng dầu khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Serra, O. (eds.). (1989). Sedimentary Environments from wireline logs. Schlumberger Educational Services.
Phạm, B. N. (2019). Nghiên cứu tiến hoá môi trường trầm tích và ý nghĩa dầu khí trầm tích Miocen giữa, khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn. Luận án Kỹ thuật Dầu khí. Viện Dầu khí Việt Nam.
Selley, R. C. (1978). Concepts and methods of subsurface facies analysis. American Associatetion of Petroleum Geologists Contin Educ Course Notes Ser. 9, 82.
Viện Dầu khí Việt Nam. (2005). Sinh địa tầng giếng khoan 04.3 - TU - 1X, bể Nam Côn Sơn, thềm lục địa Việt Nam.
Viện Dầu khí Việt Nam. (2006). Sinh địa tầng giếng khoan 04.3 - TU - 2X, bể Nam Côn Sơn, thềm lục địa Việt Nam.
Vietsovpetro. (2011). Tính trữ lượng dầu và khí mỏ Thiên Ưng - Mãng Cầu tính đến thời điểm 01.05.2009. Liên doanh Việt – Nga.
Các bài báo khác