Mô hình địa chất ba chiều trong đánh giá các vỉa than ở mỏ Khe Chàm I, Quảng Ninh: Kỹ thuật và ứng dụng

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Công ty than Khe Chàm – TKV, Quảng Ninh, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 24-05-2021
  • Sửa xong: 24-08-2021
  • Chấp nhận: 26-09-2021
  • Ngày đăng: 01-12-2021
Trang: 119 - 127
Lượt xem: 2237
Lượt tải: 903
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 89
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Dù đang đối phó với giai đoạn khủng hoảng, than vẫn là tài nguyên năng lượng chưa thể thay thế. Tuy nhiên, than là nguồn tài nguyên không tái tạo, như vậy ngoài việc mở rộng tìm kiếm, việc khai thác hợp lý các mỏ hiện có là thách thức cho việc tìm kiếm thăm dò và khai thác. Sự phát triển của mô hình địa chất ba chiều (3D) liên quan đến việc tích hợp lượng lớn dữ liệu địa chất như thạch học, cấu trúc, địa hóa, địa vật lý và thiết đồ lỗ khoan, dễ dàng truy cập và bổ sung tài liệu. Bài báo sử dụng mô hình 3D như một minh chứng cho công cụ nghiên cứu các thông số địa chất và tính trữ lượng/tài nguyên các vỉa than. Việc đánh giá trữ lượng than được thực hiện bằng ứng dụng 3D trên các phần mềm Surfer và Rockwork, kết quả đạt được 70.145 nghìn tấn than cho 02 vỉa V12 và V13-1 mỏ Khe Chàm I, tương đối phù hợp với các tính toán trước đây. Mặt khác, phân tích 3D khu mỏ cho phép hình dung tốt hơn về quy mô và sự phân bố không gian của các thành tạo địa chất trong khu mỏ. Kết quả đánh giá mối tương quan giữa chiều dày và góc dốc vỉa than V12 và V13-1 cho thấy, tổng trữ lượng có khả năng cơ giới hoá của mỏ phần lớn tập trung vào các khu vực vỉa có góc dốc dưới 180 chiếm 62,7÷82,17% và chiều dày vỉa từ 1,2÷3,5 m. Nhìn chung, ứng dụng mô hình địa chất 3 D mỏ than Khe Chàm I cho phép đánh giá trực quan và toàn diện hơn về khu mỏ, giúp cho các nhà địa chất và khai thác có những nhận định tốt hơn cho công tác nghiên cứu địa chất và khai thác mỏ.

Trích dẫn
Khương Thế Hùng và Trịnh Ngọc Tú Minh, 2021. Mô hình địa chất ba chiều trong đánh giá các vỉa than ở mỏ Khe Chàm I, Quảng Ninh: Kỹ thuật và ứng dụng, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 5a, tr. 119-127.
Tài liệu tham khảo

Bùi Minh Chí, (2004)Báo cáo kết quả thăm dò tỷ mỷ mỏ than Khe Chàm, Quảng Ninh. Công ty Địa chất Mỏ - TKV, Cẩm Phả, Quảng Ninh.

Fallara, F., Legault, M., Rabeau, O., (2006). 3-D integrated geological modeling in the Abitibi subprovince (Québec, Canada): techniques and applications. Exploration and Mining Geology 15 (2), 27-41.

Förster, A., ‎Merriam, D.F., (2013). Geologic modeling and mapping. Plenum Press, New York and London, 333.

Kaufmann, O., Martin, T., (2008). 3D geological modeling from boreholes, cross-sections, and geological maps, application over former natural gas storages in coal mines. Computers and Geosciences 34 (3), 278-290.

Khương Thế Hùng, Nguyễn Trọng Toan, Đỗ Mạnh An, Trần Thị Vân Anh (2017). Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán địa chất trong đánh giá làm sáng tỏ thêm tài nguyên, trữ lượng than mỏ Khe Chàm I, Quảng Ninh. Đề tài cấp cơ sở, mã số T17-10, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

Lê Hùng (chủ biên) (1996). Báo cáo kết quả thành lập bản đồ địa chất vùng Cẩm Phả, tỷ lệ 1: 50.000. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội.

Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên) (2012). Nghiên cứu đánh giá khả năng áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác trong điều kiện các vỉa thoải đến nghiêng tại mỏ than Khe Chàm III - Công ty TNHH một thành viên than Khe Chàm – Vinacomin. Viện Khoa học và Công nghệ mỏ - Vinacomin, Hà Nội.

Phạm Tuấn Anh (chủ biên) (2008). Báo cáo tổng hợp tài liệu và tính lại trữ lượng than khu mỏ Khe Chàm – Cẩm Phả - Quảng Ninh. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

Press, W.H., Flannery, B.P., Teukolsky, S.A., Vetterling, W.T., (1988). Numerical Recipes in C, Cambridge University Press. RockWorks, T.M., (1999). Instruction Manual. RockWare Inc. Golden, Colorado. USA.

Smith, M.L, (1999). Geologic and Mine Modelling using Techbase and Lynx. AA. Balkema. Rotterdam. Netherland

Wang, G., Chen, J., Du, Y., (2007). Three-dimensional localization prediction of deposit and mineralization environment quantitative assessment: a case study of porphyry copper deposits in Sanjiang region, China, In: Proceedings of IAMG, 07 Geomathematics and GIS Analysis of Resources, Environment, and Hazards, Beijing, China, 102 -105.

Các bài báo khác