Nghiên cứu quy luật phân bố ứng suất trước gương lò chợ cơ giới hóa hạ trần than nóc với chiều cao khấu lớn

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 18-02-2021
  • Sửa xong: 09-05-2021
  • Chấp nhận: 15-06-2021
  • Ngày đăng: 01-12-2021
Trang: 11 - 17
Lượt xem: 2488
Lượt tải: 909
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 90
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khai thác với chiều cao khấu lớn cho vỉa dày là xu hướng phát triển trong công nghệ hạ trần than vách. Đa số chiều cao lớp khấu của lò chợ cơ giới hóa hạ trần ở các nước khai thác than trên thế giới dao động từ 2,8 m đến 3,2 m, nhưng hiện nay ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều lò chợ có chiều cao lớp khấu đạt đến 4,2 m. Khi chiều cao lớp khấu tăng lên, chiều dày lớp than hạ trần giảm xuống, từ đó thay đổi trạng thái phân bố ứng suất xung quanh lò chợ cũng như thay đổi quy luật sập đổ của đá vách. Bài báo dựa trên điều kiện địa chất lò chợ 4108 mỏ Ping Shou, ShanXi, (Trung Quốc), sử dụng mô hình số hóa FLAC3D, mô phỏng quá trình khai thác lò chợ khi chiều cao lớp khấu là 4,2 m, sau đó tiến hành phân tích quy luật phân bố trạng thái ứng suất phía trước gương lò chợ khi chiều cao lớp khấu lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị ứng suất phía trước gương lò chợ tùy theo tốc độ tiến gương tăng lên mà cũng tăng lên; vị trí ứng suất lớn nhất phía gương dịch chuyển ra xa so với gương than; hệ số ứng suất tập trung theo tốc độ tiến gương cũng tăng lên, vùng ảnh hưởng của ứng suất lớn nhất phía trước gương phát triển rộng hơn, điều đó thuận lợi cho quá trình phá hủy than nóc, tăng hiệu quả thu hồi than nóc cũng như nâng cao độ ổn định của gương lò chợ.

Trích dẫn
Bùi Mạnh Tùng, Nguyễn Phi Hùng và Nguyễn Văn Tuân, 2021. Nghiên cứu quy luật phân bố ứng suất trước gương lò chợ cơ giới hóa hạ trần than nóc với chiều cao khấu lớn, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 5a, tr. 11-17.
Tài liệu tham khảo

Bùi Mạnh Tùng, Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Văn Thịnh, (2016). Nghiên cứu hoàn thiện các thông số công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác than lò chợ dài hạ trần cơ giới hóa vỉa dày dốc thoải vùng Quảng Ninh. Đề tài cấp cơ sở. Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 16.

FLAC3D2.0. (1996). Itasa Consulting Group. Ins. FLAC Version 2.0.

Gong Peilin, Jin Zhongming, Hao, Haijin, (2001). Research on stability test for fully mechanized mining support with large mining heigh. Proceeding of Second International Symposimum on Mining Technology. 246-251.

Gong Peilin, (2008). Surrounding rock cotrol theory and application study of the coal face with greater mining height. China Univestity of Mining and Technolory Press. 1-7.

He Fulian, Qian Minggao, Zhu Deren, (2011).  A study of the interaction between supports and Surrounding rocks in longwall mining face with large mining height. Strata control and Sustainable coal mining. 380-384.

Jun Wang, Pengqi Qiu, Jianguo Ning, Li Zhuang, Shang Yang. (2019) A numerical study of the mining-induced energy redistribution in a coal seam adjacent to an extracted coal panel during longwall face mining: A case study. Enegy Science and Engineering. https://doi.org/ 10.1002/ese3.553. 

Shanxi China National Coal Pingshuo Antaibao Coal Co Ltd. Analysis on the structural characteristics of the No.3 Jingong Mine in Pingshuo Mining Area, Shuozhou City, Shanxi Province. CNKI: SUN: ZGMT.0.2019-12-006.

Tien Dung Le, Xuan Nam Bui (2019). Status and prospects of underground coal mining technology in Vietnam. Inżynieria Mineralna – Journal of the Polish Mineral Engineering Society, 44(2): 104-110.

Các bài báo khác