Sức khoẻ, an toàn nghề nghiệp trong khai thác khoáng sản: Tổng quan thực trạng và khuyến nghị

  • Cơ quan:

    1 Cục An toàn lao động, Bộ lao động - Thương binh - Xã hội, Việt Nam.
    2 Khoa Sức khoẻ môi trường và nghề nghiệp, Trường Đại học Y tế công cộng, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 18-08-2020
  • Sửa xong: 22-09-2020
  • Chấp nhận: 10-10-2020
  • Ngày đăng: 15-10-2020
Trang: 134 - 142
Lượt xem: 2345
Lượt tải: 732
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 72
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khai thác khoáng sản là ngành có lịch sử lâu đầu và đang phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là một ngành được xếp vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Mặc dù Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có hiệu lực năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định chi tiết về điều kiện môi trường làm việc, yêu cầu đảm bảo sức khoẻ, an toàn nghề nghiệp cho các ngành nghề, đặc biệt là khai thác khoáng sản, tuy nhiên thực trạng triển khai còn nhiều vấn đề. Báo cáo rà soát tổng quan với mục tiêu mô tả thực trạng các vấn đề sức khoẻ, an toàn nghề nghiệp trong ngành khai thác khoáng sản, và đề xuất các khuyến nghị. Kết quả cho thấy số vụ tai nạn lao động và số người chết không giảm qua các năm, Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp như bệnh bụi phổi silic, điếc nghề nghiệp vẫn cao và thuộc nhóm ngành nghề có tỷ lệ mắc cao nhất. Việc kiểm tra, giám sát, thực thi quy định cần được thực hiện nghiêm bởi các bộ, ngành cũng như tại các doanh nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ để đảm bảo an toàn và điều kiện môi trường lao động, chăm sóc, bảo vệ người lao động phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Trích dẫn
Nguyễn Anh Thơ và Nguyễn Ngọc Bích, 2020. Sức khoẻ, an toàn nghề nghiệp trong khai thác khoáng sản: Tổng quan thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 5, tr. 134-142.
Tài liệu tham khảo

B. M. Kunar., (2015). A Review on Occupational Health Hazards Associated with Surface Mining Operations. Conference proceeding. Challenges in Mining & Mineral Industries (CMMI-2015), Keonjhar, September 26, 2015.

Bateman, C., (2014). Annually, 1% of gold miners die-4% sent home sick. SAMJ, 104, tr. 160-162.

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, (2019a). Báo cáo số 33/BC-LĐTBXH ngày 04/4/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2018.

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, (2019b). Thông báo số 1033/TB-LĐTBXH ngày 15/3/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình TNLĐ năm 2018.

Bộ Y tế, (2018). Các bệnh nghề nghiệp thường gặp trong khai thác mỏ. Truy cập: https://moh.gov.vn/web/phong-chong-benh-nghe-nghiep/thong-tin-hoat-dong/-/asset_publisher/xjpQsFUZRw4q/content/cac-benh-nghe-nghiep-thuong-gap-trong-khai-thac--3. Ngày 19/8/2020

Chimamise C., Gombe NT., Tshimanga M., Chadambuka A., Shambira G., Chimusoro A., (2013). Factors associated with severe occupational injuries at mining company in Zimbabwe: A cross-sectional study. Pan African medical journal, 14(1), tr. 15-20.

Jeyaratnam, J., (1992). Occupational Health in Developing Countries, Oxford University Press: New York, tr. 76.

Naidoo, RN., Robins, TG., Murray, J., (2005). Respiratory outcomes among South African coal miners at autopsy. Am J Ind Med , 48, tr. 217-224.

Nelson, G., Girdler-Brown, BV., Ndlovu, N., (2010). Three decades of silicosis: disease trends at autopsy in South African gold miners. Environ Health Perspect , 118(3), tr. 421-426.

Nowrouzi-Kia B., Gohar B., Casole J., Chidu C., Dumond J., McDougall A., Nowrouzi-Kia B., (2018). A systematic review of lost-time injuries in the global mining industry. Work, 60(1), tr. 49-61.

Yan Cui, Shuang-Shuang Tian,Nan Qiao, Cong Wang, Tong Wang, Jian-Jun Huang , Chen-Ming Sun, Jie Liang, Xiao-Meng Liu, (2015). Associations of Individual-Related and Job-Related Risk Factors with Nonfatal Occupational Injury in the Coal Workers of Shanxi Province: A Cross-Sectional Study. PLOS ONE, 10(7), tr. 184-192.

Các bài báo khác