Mô hình dự báo ô nhiễm bụi và không khí cho mỏ quặng titan sa khoáng Thanh Tâm - Quảng Trị
- Tác giả: Nguyễn Hoàng *, Bùi Xuân Nam, Vũ Đình Hiếu, Lê Thị Thu Hoa, Nhữ Văn Phúc
Cơ quan:
Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 15-06-2017
- Sửa xong: 20-07-2017
- Chấp nhận: 31-08-2017
- Ngày đăng: 30-08-2017
- Lĩnh vực: Mỏ
Tóm tắt:
Hoạt động khai thác mỏ lộ thiên gây tác động xấu rất lớn tới môi trường như: chiếm dụng diện tích đất đai lớn, thay đổi địa hình địa mạo khu vực, phát tán bụi và các khí độc hại vào môi trường… Để đánh giá hiện trạng, mức độ ô nhiễm môi trường, bên cạnh các phương pháp quan trắc truyền thống, các hướng nghiên cứu sử dụng các mô hình tính toán đang là một công cụ phát triển trên thế giới và cho thấy những hiệu quả nhất định. Một số mô hình tính toán ô nhiễm môi trường không khí hiện đang sử dụng trên thế giới là: Mô hình thống kê kinh nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết Gauss, mô hình thống kê thủy động của Berliand và mô hình số trị. Một trong những mô hình được cho là thích hợp để phản ánh đầy đủ hiện tượng lan truyền các chất ô nhiễm từ một nguồn thải ra môi trường xung quanh là mô hình Gauss. Trong phạm vi bài báo này, nhóm tác giả nghiên cứu ứng dụng mô hình Gauss để đánh giá và dự báo mức độ ô nhiễm bụi và không khí cho mỏ quặng titan sa khoáng Thanh Tâm - Quảng Trị. Dựa trên phương pháp tính toán lan truyền ô nhiễm không khí Gauss được lập trình bằng phần mềm ENVIMAP 2010 để mô phỏng một cách trực quan, sinh động, các kết quả dự báo từ các mô hình cho thấy nồng độ ô nhiễm và khoảng cách tác dụng của từng khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép và không gây ảnh hưởng tới khu vực dân cư xung quanh mỏ. Đồng thời, mô hình cũng cho biết nồng độ ô nhiễm bụi và không khí trong khu vực khai thác để có các biện pháp giảm thiểu các tác động đến người lao động trong khu vực khai thác.
Các bài báo khác