Phân chia cấu trúc nền đất phục vụ thi công hố đào sâu khu vực Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1148
  • Cơ quan:

    Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-08-2017
  • Sửa xong: 18-10-2017
  • Chấp nhận: 30-10-2017
  • Ngày đăng: 30-10-2017
Lượt xem: 1295
Lượt tải: 372
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 37
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khu vực Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có điều kiện địa chất công trình biến đổi phức tạp, trong đó có nhiều loại đất dính yếu và đất rời phân bố đan xen nằm gần trên mặt, không thuận lợi cho hoạt động xây dựng các công trình, đặc biệt là ngầm. Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của thành phần, trạng thái và quan hệ không gian giữa các lớp đất, nhằm phục vụ thi công hố đào sâu trong phạm vi 20m, có thể phân chia đất nền khu vực nghiên cứu thành 2 kiểu (I, II), 2 phụ kiểu (IIa, IIb) và 7 dạng cấu trúc (IIa1, IIa2, IIa3, IIa4, IIb1, IIb2, IIb3). Đây là cơ sở để thành lập sơ đồ phân vùng cấu trúc nền. Kết quả phân tích ổn định hố đào sâu cho thấy: thành hố đào ổn định trượt khi thi công hố đào sâu 3m đối với dạng cấu trúc nền IIa1, IIa2 và IIa4, nhưng nếu đào sâu đến 6m và trên 6m thì tất cả các dạng cấu trúc nền đều mất ổn định do trượt; cát chảy không xảy ra ở kiểu cấu trúc nền I và sẽ xuất hiện ở kiểu cấu trúc nền II khi hố đào sâu cắt qua hay đào tới những lớp đất rời.

Trích dẫn
Tô Xuân Vu, 2017. Phân chia cấu trúc nền đất phục vụ thi công hố đào sâu khu vực Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 5.

Các bài báo khác