Đánh giá khả năng xử lý nước ô nhiễm chất dinh dưỡng bằng cây cỏ Sậy

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=997
  • Cơ quan:

    1 Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam;
    2 Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Quản lý Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 10-01-2019
  • Sửa xong: 20-02-2019
  • Chấp nhận: 29-04-2019
  • Ngày đăng: 29-04-2019
Lượt xem: 1919
Lượt tải: 574
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 57
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định khả năng xử lý nước bị ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng bằng công nghệ đất ngập nước kiến tạo phục vụ tưới tiêu nông nghiệp. Mô hình nghiên cứu được bố trí tiến hành với 2 tải trọng thủy lực 500ml/phút/m2 (T1) và 1500ml/phút/m2 (T2) nhằm so sánh hiệu quả xử lý của hệ wetland sử dụng cỏ Sậy (Phragmites australis). Kết quả nghiên cứu sau xử lý ở các tải trọng 1 và 2 có hàm lượng khá thấp về nồng độ N-NH4+; N- N-NO3-; N-NO2-; và PO43-. Trong đó, kết quả xử lý của hệ ở tải trọng 1 tốt hơn kết quả của tải trọng 2 và có sự khác biệt giữa chúng (pvalue<0,05). Hiệu quả xử lý chất dinh dưỡng ở tải trọng 1 với lần lượt giá trị TP đạt 95%; PO4 3- đạt 54%; TKN đạt 74%; và N-NH4+ đạt 68%. Từ đó, cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với xu hướng thân thiện môi trường và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

Trích dẫn
Nguyễn Minh Kỳ, Nguyễn Công Mạnh, Nguyễn Tri Quang Hưng, Phan Văn Minh và Phan Thái Sơn, 2019. Đánh giá khả năng xử lý nước ô nhiễm chất dinh dưỡng bằng cây cỏ Sậy, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 60, kỳ 2.

Các bài báo khác