Mô hình hoá cấu trúc bộ điều khiển phối hợp các chân vịt của hệ thống định vị tự động bằng ngôn ngữ mô hình hoá hợp nhất thời gian thực và Hybrid Automata
- Tác giả: Nguyễn Sơn Tùng, Nguyễn Thanh Tuấn, Đặng Quang Hưng
Cơ quan:
Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 25-11-2018
- Sửa xong: 26-01-2019
- Chấp nhận: 28-02-2019
- Ngày đăng: 28-02-2019
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Hệ thống định vị tự động (Dynamic Positioning System) dành cho các phương tiện biển được nghiên cứu, phát triển từgiữa thếkỷ XX và công nghệ này nhanh chóng được áp dụng trên các tàu khoan thăm dò, khai thác dầu khí vùng nước sâu. Trong bối cảnh sản lượng dầu khí tại các vùng mỏ truyền thống như Bạch Hổ, Nam Rồng - Đồi Mồi, Nam Côn Sơn đang có xu hướng suy giảm. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng hiện nay, các công ty, xí nghiệp khai thác dầu khí tại Việt Nam cần phải vươn ra các mỏ tiềm năng ở vùng nước sâu hơn. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống định vị tự động trên các tàu khoan và giàn khoan nổi đóng một vai trò thiết yếu đối với các doanh nghiệp dầu khí. Bài báo trình bày mô hình hoá cấu trúc bộ điều khiển phối hợp các chân vịt của thiết bị định vị tự động dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bốthuộc lĩnh vực điều khiển phương tiện biển tự hành và hệ thống định vị tự động. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất sử dụng ngôn ngữ mô hình hoá hợp nhất trong thời gian thực và Hybrid Automata trong quá trình phân tích, đặc tả và mô hình hoá hệ thống. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đểthiết kếbộ điều khiển của hệ thống định vị tự động dành cho tàu khoan nổi.
Các bài báo khác