Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả tách thủy ngân trong chất lưu khai thác tại cụm Mỏ Bắc PM3 - CAA

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=986
  • Cơ quan:

    1 Khoa Dầu khí , Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
    2 Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 02-10-2018
  • Sửa xong: 25-12-2018
  • Chấp nhận: 28-02-2019
  • Ngày đăng: 28-02-2019
Lượt xem: 2110
Lượt tải: 777
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 17
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Trong quá trình khai thác dầu khí, sự xuất hiện của các thành phần tạp chất trong sản phẩm khai thác như H2S, CO2, Hg…là không thể tránh khỏi. Khi sản phẩm khai thác có chứa thủy ngân (Hg) với hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép, sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình khai thác và xử lý sản phẩm, dễ gây ra hư hỏng và ăn mòn các thiết bị, cặn bám bẩn dẫn đến giảm tác dụng của các hệ thống gia nhiệt. Ngoài ra, Thủy ngân bám bẩn sẽ làm mất tác dụng của các chất hấp thụ trong các hệ thống thiết bị xử lý. Đối với lô PM3 - CAA, đặc biệt là cụm Mỏ Bắc, trong khí và dầu tồn tại nhiều tạp chất và trong khí có chứa cả H2S, CO2 và Hg. Có nhiều phương pháp để tối ưu việc tách thủy ngân trong khí khai thác tại cụm Mỏ Bắc PM3 - CAA như: Thay đổi loại hóa chất hấp phụ, thay thế tháp hấp phụ mới, hoán cải tháp hấp phụ cũ tùy thuộc vào điều kiện vận hành khai thác của giàn. Bài báo phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của thủy ngân đối với chất lưu khai thác tại Lô PM3 - CAA. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đưa ra giải pháp phù hợp để loại bỏ và giảm thiểu tác hại của Thủy ngân trong sản phẩm khai thác tại lô PM3 - CAA

Trích dẫn
Nguyễn Văn Thịnh, Lê Đức Vinh và Phan Việt Dũng, 2019. Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả tách thủy ngân trong chất lưu khai thác tại cụm Mỏ Bắc PM3 - CAA, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 60, kỳ 1.

Các bài báo khác