Nghiên cứu cơ chế hình thành lực làm thay đổi góc nghiêng giếng khoan và xây dựng hệ số khu vực cho Mỏ Bạch Hổ
- Tác giả: Nguyễn Văn Giáp
Cơ quan:
Khoa Dầu khí , Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Bộ dụng cụ đáy, Mỏ Bạch Hổ, Lực sườn
- Nhận bài: 12-09-2018
- Sửa xong: 05-01-2019
- Chấp nhận: 28-02-2019
- Ngày đăng: 28-02-2019
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Lực sườn (side force) trên choòng là nguyên nhân làm thay đổi góc nghiêng giếng khoan. Nội dung bài báo chủ yếu tập trung vào nghiên cứu cơ chếhình thành lực sườn và các yếu tốảnh hưởng đến nó với mục đích đểđiều khiển quỹ đạo của choòng đúng theo thiết kế. Đểphù hợp với thực tếsản xuất, tác giả nghiên cứu cơ chếhình thành lực sườn cho 2 loại cấu trúc bộ dụng cụ khoan: loại một định tâm và loại hai định tâm. Cơ chếhình thành lực sườn tại choòng là cơ chế lực đòn bẩy, trong đó choòng và các định tâm là các điểm tựa, các đoạn cần nặng là các cánh tay đòn (chính là khoảng cách giữa các điểm tựa). Như vậy việc điều chỉnh giá trị của lực sườn thực chất là việc điều chỉnh vị trílắp định tâm. Giá trị của lực sườn có thểmang giá trị dương, giá trị âm hoặc bằng không, tương ứng với việc tăng góc nghiêng, giảm góc nghiêng hoặc ổn định góc nghiêng. Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phương pháp thu thập, thống kê và phân tích tài liệu thức tế; nguyên lý cân bằng lực trong môi trường tĩnh và môi trường động; ứng dụng phần mềm thương mại Landmark với phương pháp đối chứng thực nghiệm. Để kết quả tính toán lý thuyết phù hợp với kết quả của thực tếkhi áp dụng cho mỏ Bạch Hổ, tác giả đã xây dựng hệ số khu vực cho 3 vòm đó là vòm Bắc, vòm Nam và vòm Trung tâm. Ngoài ra tác giả còn đề cập đến phương pháp lựa chọn một bộ dụng cụ đáy tối ưu, đó là bộ dụng cụ đáy có khoảng điều chỉnh (S) lớn nhất
Các bài báo khác