Phân tích ổn định bề mặt gương đào khi xây dựng đường hầm trong điều kiện đất đá yếu bằng máy khiên đào

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=959
  • Cơ quan:

    Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 11-10-2018
  • Sửa xong: 06-12-2018
  • Chấp nhận: 28-02-2019
  • Ngày đăng: 28-02-2019
Lượt xem: 1615
Lượt tải: 621
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 61
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Công tác xây dựng đường hầm đô thị đang rất phát triển để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của vấn đề giao thông vận tải, có rất nhiều đường hầm đô thị bố trí nằm nông thi công trong đất yếu. Công tác thi công các đường hầm có thể dẫn tới những dịch chuyển khối đất đá xung quanh, lún bề mặt và thậm chí gây sập đổ, phá hủy các tòa nhà. Trong những năm qua, máy khoan hầm được áp dụng thi công các đường hầm đô thị trong điều kiện khó khăn như điều kiện địa kỹ thuật phức tạp hay trong đất yếu. Đặc biệt đối với máy khoan hầm như máy khiên đào cân bằng khí nén, cân bằng áp lực đất hay cân bằng áp lực vữa luôn được phát triển và cải thiện về công nghệ nhằm nâng cao độ ổn định khi thi công các đường hầm trong các điều kiện khó khăn như điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn phức tạp cùng các điều kiện thi công khó khăn. Vấn đề ổn định gương đào là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn phương pháp thi công đường hầm. Giá trị áp lực duy trì lên mặt gương đào là thông số quan trọng, vì sử dụng các giá trị áp lực khác nhau không phù hợp có thể dẫn đến sập đổ hay phá hủy gương đào. Bài báo trình bày các phương pháp đánh giá độ ổn định gương đào và bằng phương pháp giải tích xác định giá trị áp lực gương đào tối thiểu dựa trên nguyên tắc cân bằng giới hạn

Trích dẫn
Đỗ Ngọc Thái và Đặng Văn Kiên, 2019. Phân tích ổn định bề mặt gương đào khi xây dựng đường hầm trong điều kiện đất đá yếu bằng máy khiên đào, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 60, kỳ 1.

Các bài báo khác