Hiện trạng và một số giải pháp kỹ thuật công nghệ và môi trường trong khai thác đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=946
  • Cơ quan:

    Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường, Trường Đại học An Giang, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 10-08-2019
  • Sửa xong: 25-09-2018
  • Chấp nhận: 31-10-2018
  • Ngày đăng: 31-10-2018
Lượt xem: 1426
Lượt tải: 447
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 44
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

An Giang có vùng Bảy Núi nổi lên giữa Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha, là nguồn cung cấp đá làm VLXD dồi dào cho tỉnh, trữ lượng thăm dò đạt 80.810.587 m3. Trong những năm qua, hoạt động khai thác và chế biến đá làm VLXD đã được phát triển mạnh mẽ, phát huy lợi thế của tỉnh và đáp ứng nhu cầu VLXD ngày càng tăng của thị trường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 doanh nghiệp được cấp phép khai thác đá, tập trung tại các khu vực núi Bà Đội, núi Cô Tô, núi Tà Pạ và núi Giài Lớn với tổng trữ lượng 76.494.087 m3, thời gian khai thác từ 10 - 30 năm. Tuy nhiên, các mỏ đá đều được khai thác lộ thiên bằng hệ thống khai thác khấu theo lớp dốc đứng, cắt tầng nhỏ bằng công nghệ nổ mìn. Quá trình khai thác đá gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn người lao động, lãng phí tài nguyên… Các giải pháp xử lý bụi tiên tiến hơn, xây hồ chứa nước sau khai thác kết hợp mở khu du lịch và hiện đại hóa khâu khai thác - chế biến cần được áp dụng để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khai thác đá ở An Giang

Trích dẫn
Trương Đăng Quang và Ngô Thị Kim Trang, 2018. Hiện trạng và một số giải pháp kỹ thuật công nghệ và môi trường trong khai thác đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 59, kỳ 5.

Các bài báo khác