Ứng dụng thuật toán phân cụm mờ trên ảnh chỉ số nước trong chiết tách thông tin nước mặt khu vực cửa sông
- Tác giả: Cao Xuân Cường *, Võ Ngọc Dũng
Cơ quan:
Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Nước mặt, Viễn thám, Chiết tách nước, Chỉ số nước, Landsat, Fuzzy c-means
- Nhận bài: 10-08-2019
- Sửa xong: 25-09-2018
- Chấp nhận: 31-10-2018
- Ngày đăng: 31-10-2018
Tóm tắt:
Nước tại khu vực cửa sông là một trong những môi trường có sự đa dạng sinh học bậc nhất trên bề mặt đất. Tuy nhiên, hiện nay, môi trường này thường xuyên bị đe dọa bởi các hoạt động của con người. Để tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường quan trọng này thì một giải pháp chiết tách thông tin nước bề mặt trên tư liệu ảnh viễn thám nhanh chóng và chính xác là rất cần thiết. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân cụm mờ fuzzy c-means (FCM) tích hợp với thông tin không gian của các điểm ảnh láng giềng (MFCM) áp dụng lên ảnh chỉ số nước (WIs)được sử dụngđể chiết tách nước mặt trên ảnh viễn thám. Phương pháp này được áp dụng cho ảnh Landsat 8 OLI chụp khu vực cửa sông Bạch Đằng thuộc thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá sự ảnh hưởng tới hiệu quả chiết tách nước mặt của tham số mức độ mờ hóa(fuzzification) và số lượng các điểm ảnh láng giềng trong thuật toán FCM. Kết quả thực nghiệm cho thấy,khi hệ số mờ và số điểm ảnh láng giềng tăng, độ chính xác chiết tách nước sẽ giảm, với m =2 và số điểm láng giềng là 8 thìphương phápđạthiệu quả cao nhất về thời gian xử lý. Ngoài ra, khi so sánh với phương pháp phân ngưỡng, phương pháp được sử dụng cũng cho độ chính xác cao hơn với hệ số kappa của hai phương pháp lần lượt là 0.84 và 0.87
Các bài báo khác