Quan trắc sự mở rộng bề mặt không thấm bằng dữ liệu ảnh Spot-5 và Sentinel-2 ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=913
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam;
    2 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
    3 Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam;
    4 Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Thái Bình, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 25-02-2018
  • Sửa xong: 03-04-2018
  • Chấp nhận: 27-04-2018
  • Ngày đăng: 27-04-2018
Lượt xem: 1183
Lượt tải: 473
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 47
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn có tốc độ đô thị hóa nhanh ở nước ta. Theo đó, bề mặt không thấm được coi là chìa khóa để xác định quá trình đô thị hóa, sự phát triển bền vững, và phục vụ quy hoạch và quản lý đô thị. Quan trắc sự mở rộng bề mặt không thấm sử dụng ảnh vệ tinh là phương pháp hiệu quả cho phạm vi rộng lớn và đảm bảo độ tin cậy. Trong nghiên cứu này, dữ liệu ảnh SPOT-5 và Sentinel-2 thu được trong các năm 2002, 2009 và 2016 đã được sử dụng để phân loại thành bốn lớp phủ bề mặt bao gồm nước, thực vật, đất trống và bề mặt không thấm sử dụng thuật toán phân loại KNN (fuzzy K-Nearest Neighbors) trên phần mềm eCognition. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng dựa vào thông tin về bề mặt không thấm có thể xác định được việc mở rộng khu vực đô thị. Đặc biệt diện tích bề mặt không thấm của Thành phố Hồ Chí Minh tăng nhanh từ năm 2002 đến năm 2016. Kết quả cho thấy 2615,86 ha chiếm 36,88% tổng diện tích thực vật được chuyển đổi thành diện tích bề mặt không thấm. Việc xác định sự mở rộng bề mặt không thấm cung cấp thông tin có giá trị giúp cho các nhà qui hoạch thành phố đưa ra các chính sách qui hoạch phát triển bền vững đô thị

Trích dẫn
Phạm Văn Tùng, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Hữu Long và Nguyễn Đức Hùng, 2018. Quan trắc sự mở rộng bề mặt không thấm bằng dữ liệu ảnh Spot-5 và Sentinel-2 ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 59, kỳ 2.

Các bài báo khác