Đặc điểm địa hóa đá mẹ tập trầm tích Oligocen trên khu vực Tây Nam lô 09-3/12, Bể Cửu Long, Việt Nam

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=904
  • Cơ quan:

    1 Khoa Dầu khí, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, Việt Nam;
    2 Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-01-2018
  • Sửa xong: 20-03-2018
  • Chấp nhận: 27-04-2018
  • Ngày đăng: 27-04-2018
Lượt xem: 1711
Lượt tải: 644
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 64
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Đá mẹ tập trầm tích Oligocen trên khu vực lô 9-3/12, bể Cửu Long được đánh giá là có tiềm năng sinh dầu khí tốt và có khả năng cung cấp hydrocacbon cho các bẫy trong khu vực. Nghiên cứu này sử dụng số liệu phân tích địa hóa từ các mẫu đá thuộc các giếng khoan trong khu vực để đánh giá hàm lượng và chất lượng vật chất hữu cơ, độ trưởng thành nhiệt của vật chất hữu cơ. Kết quả cho thấy trầm tích Oligocen trên đạt tiêu chuẩn đá mẹ về độ giàu vật chất hữu cơ và tiềm năng sinh dầu khí. Giá trị TOC trung bình tại các giếng khoan dao động từ 0.54- 5.85 %wt, giá trị HI dao động từ 196- 579 mg/g. Đá mẹ Oligocen trên chứa chủ yếu hỗn hợp Kerogen loại I và II, vật chất hữu cơ có nguồn gốc từ tảo nước ngọt được lắng đọng trong môi trường đầm hồ và cửa sông và có tiềm năng sinh dầu cực tốt. Đá mẹ thuộc phần dưới của trầm tích Oligocen trên đã trưởng thành (Ro>0.55%, Tmax > 435oC), đã đủ điều kiện tham gia vào quá trình sinh dầu khí và cung cấp hydrocacbon cho các bẫy trong khu vực nghiên cứu

Trích dẫn
Trần Thị Oanh, Bùi Thị Ngân, Phạm Bảo Ngọc và Nguyễn Thị Hải Hà, 2018. Đặc điểm địa hóa đá mẹ tập trầm tích Oligocen trên khu vực Tây Nam lô 09-3/12, Bể Cửu Long, Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 59, kỳ 2.

Các bài báo khác