Đề xuất chương trình khảo sát Địa vật lý giếng khoan cho giai đoạn phát triển khai thác tầng chứa Oligoxen và Mioxen - Khu vực Đông bắc bể Malay - Thổ Chu

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=807
  • Cơ quan:

    1 Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 26-01-2017
  • Sửa xong: 19-02-2017
  • Chấp nhận: 28-06-2017
  • Ngày đăng: 28-06-2017
Lượt xem: 2470
Lượt tải: 660
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 65
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Các phát hiện khí trong khu vực Đông Bắc bể trầm tích Kainozoi Malay - Thổ Chu ngoài khơi Việt Nam có đặc điểm địa chất khá phức tạp. Môi trường thành tạo của các vỉa chứa chủ yếu là sông ngòi và châu thổ tuổi từ Oligoxen tới Mioxen với hàng ngàn tập chứa là cát kết lục nguyên có đặc trưng chiều dày khá mỏng (thin beds) xen kẹp các lớp sét, diện phân bố hẹp và bị chia cắt bởi nhiều hệ thống đứt gãy dẫn đến trữ lượng khí thu hồi của giếng khai thác rất hạn chế. Để phát triển và khai thác mỏ hiệu quả và kinh tế cần số lượng rất lớn giếng khoan thân nhỏ (slim-hole) với thời gian thi công ngắn và chi phí thấp. Vì vậy, chương trình khảo sát địa vật lý giếng khoan cần phải tối ưu giúp giảm giá thành giếng khoan nhưng vẫn đảm bảo cung cấp những thông tin cần thiết có độ tin cậy cao để tối ưu chương trình mở vỉa và gia tăng sản lượng khai thác. Bài báo trình bày những đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phân tích tài liệu địa vật lý giếng khoan, từ đó đề xuất các giải pháp tăng độ tin cậy của kết quả phân tích và chương trình khảo sát địa vật lý giếng khoan cho giai đoạn phát triển mỏ

Trích dẫn
Đặng Ngọc Quý, Đào Viết Cảnh và Lương Đức Phong, 2017. Đề xuất chương trình khảo sát Địa vật lý giếng khoan cho giai đoạn phát triển khai thác tầng chứa Oligoxen và Mioxen - Khu vực Đông bắc bể Malay - Thổ Chu, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 3.

Các bài báo khác