Thu hồi dầu tăng cường các mỏ̉ bể Cửu Long: Cơ hội và̀ thách thức

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=806
  • Cơ quan:

    1 Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế dầu khí biển, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 05-02-2017
  • Sửa xong: 16-06-2017
  • Chấp nhận: 28-06-2017
  • Ngày đăng: 28-06-2017
Lượt xem: 2315
Lượt tải: 638
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 63
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Các mỏ dầu ở bể Cửu Long được khai thác chủ yếu dựa vào nguồn năng lượng tự nhiên và nguồn năng lượng bơm ép nước bổ sung với hệ số khai thác nhỏ hơn 0,5. Như vậy, lượng dầu còn lại trong vỉa sau giai đoạn bơm ép nước là rất lớn, khoảng 480 triệu tấn dầu quy đổi. Việc nghiên cứu tìm giải pháp khai thác phần dầu còn lại này - giải pháp thu hồi dầu tăng cường, có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sản lượng khai thác dầu tại các mỏ thuộc bồn trũng Cửu Long. Bài báo sẽ phân tích cơ sở lý thuyết, cơ chế và phân bố lượng dầu còn lại sau giai đoạn bơm ép nước; Phân tích cơ hội và thách thức của công tác thu hồi dầu tăng cường đối với các mỏ ở bồn trũng Cửu Long. Tác giả trình bày một số kết quả nghiên cứu thu hồi dầu tăng cường ban đầu tại mỏ Bạch Hổ. Theo các kết quả thí nghiệm, hệ số thu hồi dầu tăng khoảng 12% đối với cả hai phương pháp: bơm chất hoạt động bề mặt đối với đá trầm tích và bơm khí nước luân phiên đối với đá móng

Trích dẫn
Trần Đức Lân và Nguyễn Văn Út, 2017. Thu hồi dầu tăng cường các mỏ̉ bể Cửu Long: Cơ hội và̀ thách thức, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 3.

Các bài báo khác