Đánh giá định lượng khả năng chắn đứt gãy cho một mỏ khí Condensate trong bể trầm tích Cửu Long

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=805
  • Cơ quan:

    1 Viện Dầu khí Việt Nam, Việt Nam;
    2 Công ty liên doanh Điều hành Cửu Long (Cuu Long JOC), Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 26-02-2017
  • Sửa xong: 19-05-2017
  • Chấp nhận: 28-06-2017
  • Ngày đăng: 28-06-2017
Lượt xem: 2554
Lượt tải: 662
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 66
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Đánh giá định lượng khả năng chắn đứt gãy được áp dụng cho một mỏ khí condensate A ở lô 15, bể Cửu Long để nghiên cứu ảnh hưởng của các đứt gãy tới sự phân khối tầng chứa trong quá trình khai thác. Khả năng chắn đứt gãy được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm tỉ phần sét đứt gãy (Shale gouge ratio-SGR), kề áp thạch học, biên độ dịch chuyển và bề dày đới đứt gãy, độ thấm qua đứt gãy và ảnh hưởng của biến đổi thứ sinh. Kết quả các phân tích này sẽ là đầu vào để tính hệ số truyền chất lưu (transmissibility multiplier –TM) qua đứt gãy. Phân tích trên mô hình đứt gãy 3D và tính toán hệ số TM qua đứt gãy được thực hiện trên phần mềm mô hình RMS. Hệ số TM qua đứt gãy sau đó được thử nghiệm và hiệu chỉnh bằng việc khớp lịch sử khai thác trên mô hình động. Kết quả phân tích chắn đứt gãy cho thấy mặc dù các tham số SGR, biên độ dịch chuyển và bề dày đới đứt gãy tương đối thấp, thông thường chỉ thị khả năng chắn kém, nhưng do mỏ có độ sâu chôn vùi lớn (>3.5km), quá trình nén ép và biến đổi thứ sinh của đá trầm tích lục nguyên có thể đã làm tăng cường khả năng chắn của các đứt gãy. Phương pháp Sperrevik ước lượng độ thấm đứt gãy được xem là phương pháp hiệu quả nhất để tính toán hệ số truyền chất lưu (TM) qua đứt gãy trong mô hình mô phỏng khai thác đối với tầng chứa đá trầm tích lục nguyên có độ sâu chôn vùi lớn. Sử dụng hệ số TM tính được từ mô hình chắn đứt gãy giúp việc đánh giá khả năng chắn đứt gãy trong mô phỏng khai thác được nhanh và chính xác hơn, giảm thiểu yếu tố chủ quan.

Trích dẫn
Bùi Huy Hoàng, Nguyễn Thanh Lam, Nguyễn Văn Sáng, Đinh Đức Huy, Nguyễn Thanh Tùng, Cao Lê Duy, Nguyễn Ngọc Tuấn Anh và Lê Nguyên Vũ, 2017. Đánh giá định lượng khả năng chắn đứt gãy cho một mỏ khí Condensate trong bể trầm tích Cửu Long, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 3.

Các bài báo khác