Đánh giá ảnh hưởng của tính dính ướt tới khả năng di chuyển của dầu trong đá chứa tràm tích tho ng qua kết quả thí nghiê ̣m: Trường hợp nghiên cứu cho đối tượng trầm tích Mioxen, bể Nam Côn Sơn
- Tác giả: Nguyễn Văn Hiếu 1, Nguyễn Hồng Minh 1
Cơ quan:
1 Trung tâm phân tích thí nghiệm - Viện Dầu Khí Việt Nam, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 25-02-2017
- Sửa xong: 06-03-2017
- Chấp nhận: 28-06-2017
- Ngày đăng: 28-06-2017
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Trong phân tích mẫu lõi, đặc biệt là những thí nghiệm động học thì sự tương tác giữa các pha trong hệ nghiên cứu sẽ quyết định hình thái cũng như là kết quả của các phép đo. Sự tương tác giữa các chất lưu trong vỉa với nhau và với đá chứa được phản ánh thông qua đặc tính dính ướt của đá, việc khôi phục đăc tính dính ướt của đá trước khi tiến hành các thí nghiệm mô phỏng vỉa chứa là một vấn đề rất quan trọng. Trong phạm vi bài báo, nhóm tác giả đã tiến hành khôi phục đặc tính dính ướt của đá bằng các hệ chất lưu khác nhau, từ đó xác định tính dính ướt của đá và ghi nhận khả năng di chuyển của dầu cũng như là độ bão hòa dầu sót đối với từng mẫu đá có chất lượng và tính dính ướt khác nhau. Kết quả cho thấy đối với đá ưa nước, dầu dễ dàng bị thay thế bởi nước ở giai đoạn tự hút nhưng ở giai đoạn chịu tác dụng của áp lực li tâm thì khả năng di chuyển của dầu bị giảm đi nhanh chóng, dẫn tới độ bão hòa dầu sót trong mẫu còn lại khá cao. Đối với đá trung tính thì điều này lại hoàn toàn ngược lại, độ bão hòa dầu sót khá thấp. Trong thí nghiệm không có các mẫu đá ưa dầu, độ bão hòa dầu sót có thể được dự đoán dựa vào cơ chế vận động và tương tác của các pha trong đá chứa, tuy nhiên cần có những nghiên cứu trực tiếp trên đối tượng này
Các bài báo khác