Đá mẹ Oligocen và sự tương quan với các họ dầu tại khu vực trũng Trung tâm bể Nam Côn Sơn
Cơ quan:
1 Trung tâm Nghiên cứu Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí - Viện Dầu Khí Việt Nam, Việt Nam;
2 Trung tâm phân tích thí nghiệm - Viện Dầu Khí Việt Nam, Việt Nam;
3 Hội Dầu Khí Việt Nam, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 12-01-2017
- Sửa xong: 22-03-2017
- Chấp nhận: 28-06-2017
- Ngày đăng: 28-06-2017
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Bể Nam Côn Sơn thuộc thềm lục địa Việt Nam là một bể trầm tích hình thành theo kiểu tách giãn với bề dày trầm tích lớn tại Trũng Trung tâm (chỗ sâu nhất lên tới hơn 12.000m), trong đó chiều dày trầm tích Oligocen lên đến hơn 5000m. Kết quả phân tích địa hóa các mẫu thu thập cho thấy trầm tích Oligocen có độ giàu vật chất hữu cơ (VCHC) và tiềm năng sinh từ tốt đến rất tốt. Hiện tại, phần trũng sâu, tập trầm tích này đều nằm trong pha sinh khí ẩm & Condensate đến khí khô. Tuy nhiên, các giếng trong khu vực mới khoan qua phần Oligocen trên, vì thế việc nghiên cứu đặc điểm của các mẫu dầu phát hiện là cơ sở để dự báo đặc điểm và tiềm năng của các tập đá mẹ sinh dầu, bao gồm cả tập Oligocen dưới. Kiến tạo địa chất phức tạp của khu vực dẫn đến sự thay đổi lớn về môi trường trầm tích qua các thời kỳ cũng như sự phức tạp trong mối liên hệ này. Các phép phân tích địa hóa nâng cao như sắc kí khí (GC), sắc kí khí khối phổ (GCMS) cung cấp đặc trưng về chỉ dấu sinh học (biomarkers) là dữ liệu đáng tin cậy làm sáng tỏ sự liên hệ dầu- đá mẹ với hai nhóm chính: dầu được sinh từ đá mẹ chứa VCHC lục địa (môi trường cửa sông - tam giác châu) và dầu được sinh từ đá mẹ chứa VCHC đầm hồ và dầu hỗn hợp. Qua đó, sự tồn tại của hai hệ thống đá mẹ Oligocen và tầm quan trọng của tập đá mẹ này trong việc cung cấp sản phẩm đến các cấu tạo ở trũng Trung tâm cũng như trong bể Nam Côn Sơn đã được chứng minh
Các bài báo khác