Nghiên cứu địa tầng phân tập lát cắt Miocen giữa và trên lô 103-107 bể trầm tích Sông Hồng

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=796
  • Cơ quan:

    Trung tâm Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu Khí, Viện Dầu khí Việt Nam, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-01-2017
  • Sửa xong: 15-05-2017
  • Chấp nhận: 28-06-2017
  • Ngày đăng: 28-06-2017
Lượt xem: 2618
Lượt tải: 693
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 69
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo đã làm sáng tỏ sự phân bố và đặc điểm của đá chứa Miocen giữa và Miocen trên trong phạm vi lô 103-107 phía Bắc bể trầm tích Sông Hồng bằng các kết quả nghiên cứu nhờ sử dụng phương pháp địa tầng phân tập dựa trên tài liệu địa chấn 3D kết hợp với kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan và tài liệu cổ sinh-địa tầng phân giải cao đã được công bố. Kết quả nghiên cứu đã phân chia đối tượng nghiên cứu thành 4 tập trầm tích trong phạm vi của 5 ranh giới tập: Miocen trên, Miocen trên 1; Miocen giữa, Miocen giữa 1 và Miocen giữa 2 lần lượt từ trên xuống dưới. Minh giải tướng địa chấn kết hợp với tài liệu thạch học giếng khoan, tài liệu địa vật lý giếng khoan và tài liệu cổ sinh-địa tầng đã cho thấy các thân cát trong khu vực nghiên cứu chủ yếu ở dạng lớp phủ sườn, quạt ngầm hoặc lấp đầy trong các kênh rạch đào khoét và các tướng thềm và tướng ven bờ. Cát kết dạng lớp phủ sườn phát hiện trong lát cắt Miocen giữa phần phía Đông khu vực nghiên cứu, chúng có nguồn gốc từ nguồn cấp trầm tích giàu cát được xem là đối tượng tiềm năng có chất lượng chứa tốt trong khu vực. Các quạt ngầm tuổi Miocen giữa phát triển ở phần đáy biển sâu về phía Đông khu vực nghiên cứu có chất lượng chứa trung bình. Cát kết lấp đầy các đào khoét tại đáy Miocen trên ở phần phía Tây Bắc khu vực nghiên cứu có tiềm năng chứa tốt đặc biệt là tại khu vực được cung cấp bởi nguồn vật liệu giàu cát. Cát kết ở đới sóng vỗ ven bờ, đồng bằng ven biển và thềm trong ở phân bố ở phía Tây Bắc khu vực nghiên cứu cũng là đá chứa tiềm năng ở tầng Miocen trên

Trích dẫn
Hồ Thị Thành, 2017. Nghiên cứu địa tầng phân tập lát cắt Miocen giữa và trên lô 103-107 bể trầm tích Sông Hồng, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 3.

Các bài báo khác