Đặc điểm địa chất và trầm tích các thành tạo Eocen - Oligocen khu vực Bắc bể Sông Hồng
- Tác giả: Trần Đăng Hùng 1 *, Hà Văn Tuấn 1, Lê Ngọc Ánh 2, Nguyễn Hữu Nam 1, Nguyễn Văn Thắng 1, Nguyễn Quang Trọng 1, Vũ Ngọc Diệp 3
Cơ quan:
1 Công ty Dầu khí Sông Hồng, Việt Nam;
2 Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
3 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Bể Phú Khánh, Nước sâu, Mẫu đáy biển, Địa nhiệt, Phân tích địa hóa
- Nhận bài: 15-01-2017
- Sửa xong: 15-05-2017
- Chấp nhận: 28-06-2017
- Ngày đăng: 28-06-2017
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Khu vực nghiên cứu Bắc bể Sông Hồng có đặc điểm cấu trúc địa chất và môi trường trầm tích phức tạp, được đánh giá là vùng có triển vọng dầu khí lớn với nhiều phát hiện trong các đối tượng chứa móng nứt nẻ cacbonat, cát kết Oligocen và Miocen. Về kiến tạo, khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng biến dạng, chồng lấn giao thoa kiến trúc, phía Tây Bắc chịu chi phối hoạt động trượt tách giãn của hệ thống đứt gãy Sông Hồng và phía Đông Bắc chủ yếu chịu ảnh hưởng hoạt động đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam. Vào cuối Oligocen, về phía Đông Bắc (khu vực Bạch Long Vĩ) bị nâng lên mạnh mẽ dẫn đến cắt cụt và hình thành bất chỉnh hợp khu vực vào cuối Oligocen muộn - đầu Miocen sớm. Trầm tích Miocen dưới-giữa hầu như vắng mặt tại khu vực này. Tuy nhiên, về phía Tây Bắc (khu vực Trung tâm) vùng chịu chế độ kiến tạo trượt bằng tách giãn, hình thành trầm tích Oligocen với chiều dày lớn, kéo dài từ rìa phía Tây và tăng chiều dày dần xuống phần Đông Nam. Các thành tạo trầm tích Oligocen có đặc trưng môi trường sông hồ ở phần thấp và chuyển tiếp chịu ảnh hưởng của môi trường biển ven bờ và biển nông, có thể đóng vai trò tầng sinh và chứa dầu khí có ý nghĩa của bể
Các bài báo khác