Đặc điểm vật chất hữu cơ và những nhận định về môi trường thành tạo của trầm tích Oligocen khu vực lô 106 đới phân dị Đông Bắc đứt gãy Sông Lô
- Tác giả: Lê Hoài Nga 1 *, Nguyễn Thị Bích Hà 1, Đỗ Mạnh Toàn 1, Bùi Quang Huy 1, Phan Văn Thắng 2, Trần Nghi 3
Cơ quan:
1 Trung tâm Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu Khí, Viện Dầu khí Việt Nam, Việt Nam;
2 Trung tâm Phân tích Thí nghiệm- Viện Dầu khí Việt Nam, Việt Nam;
3 Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Bể Sông Hồng, Đá mẹ, Trầm tích Oligocen, Kerogen, Maceral
- Nhận bài: 15-01-2017
- Sửa xong: 15-05-2017
- Chấp nhận: 28-06-2017
- Ngày đăng: 28-06-2017
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Lô 106/10 nằm trong đới phân dị Đông Bắc đứt gãy Sông Lô, phía bắc bể Sông Hồng. Các sản phẩm dầu và condensate đã được tìm thấy trong hầu hết các GK khu vực cấu tạo Hàm Rồng, Hàm Rồng Đông, Hàm Rồng Nam, Yên Tử có nguồn gốc từ đá mẹ đầm hồ chứa vật chất hữu cơ nguồn gốc lục địa, hàm lượng lưu huỳnh thấp. Trầm tích Oligocen gặp ở các giếng khoan trong khu vực giàu vật chất hữu cơ có tiềm năng sinh dầu là chính, tổng hàm lượng cacbon hữu cơ trung bình khoảng 1,48%khối lượng, chỉ số hydrogen HI trung bình 495mgHC/gTOC, kerogen loại II và loại I làchủ yếu. Nguồn vật chất hữu cơ trong đá mẹ theo kết quả phân tích sắc ký khí khối phổ bao gồm cả vật chất hữu cơ nguồn gốc đầm hồ/lục địa và vật chất hữu cơ nguồn gốc tảo nước mặn. Tuy nhiên, sự vắng mặt của các hóa thạch biển hoặc những dấu hiệu môi trường có sự ảnh hưởng bởi yếu tố biển như foraminifera, nanofossil hay khoáng vật sét biển glauconite cho thấy chưa có sự trùng khớp trong nhận định về môi trường khu vực thời kỳ Oligocen
Các bài báo khác