Đánh giá khả năng của phép lọc hình thái trong phân loại điểm địa hình tự động từ đám mây điểm UAV
Cơ quan:
1 Khoa Trắc địa Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ-Địa chất, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Xử lý ảnh UAV, DEM, Phép lọc hình thái
- Nhận bài: 28-01-2017
- Sửa xong: 16-03-2017
- Chấp nhận: 28-04-2017
- Ngày đăng: 28-04-2017
Tóm tắt:
Ở Việt Nam, vài năm trở lại đây công nghệ UAV đang dần được ứng dụng rộng rãi trong dân sự nói chung cũng như trong công tác trắc địa – bản đồ nói riêng. Một trong những ưu điểm nổi bật của UAV là chúng ta có thể tạo ra đám mây điểm 3D dày đặc từ các cặp ảnh lập thể chụp bằng UAV, từ đó có thể tạo mô hình số bề mặt (DSM) hay mô hình số địa hình (DEM), trong đó DEM là sản phẩm được ứng dụng nhiều trong trắc địa địa hình. Tuy nhiên, bước đầu tiên để tạo DEM là phải phân loại được điểm địa hình trong đám mây điểm 3D. Hiện nay, một số thuật toán phân loại tự động đám mây điểm đã được nghiên cứu, tuy nhiên việc lựa chọn thuật toán phù hợp là không dễ dàng. Trong nghiên cứu này chúng tôi thử nghiệm lọc đám mây điểm UAV bằng phương pháp tự động dựa trên phép lọc hình thái, phương pháp này đang được ứng dụng trong phần mềm Agisoft PhotoScan Professional. Kết quả cho thấy, ở khu vực quang đãng, thuật toán này cho kết quả rất tốt, sai số trung phương chênh cao giữa DEM và điểm đo là 10.4cm. Tuy nhiên ở những khu vực địa vật phức tạp nhiều cây bụi thì thuật toán này chưa loại bỏ được hết các điểm không thuộc địa hình, sai số trung phương chênh cao là 39.6cm. Sai số này được gần như được khắc phục khi sử dụng phương pháp lọc thủ công ở những khu vực này. Như vậy, để lọc đám mây điểm hiệu quả bằng phương pháp lọc hình thái cần phải kết hợp với phương pháp lọc thủ công.
Các bài báo khác