Giải pháp đưa một số mỏ nhỏ cận biên trên thềm lục địa Nam Việt Nam vào khai thác
- Tác giả: Tăng Văn Đồng 1, Trần Anh Quân 1, Trần Đình Kiên 2, Nguyễn Thúc Kháng 3, Trần Ngọc Tân 4, Phạm Trung Sơn 4, Nguyễn Văn Trung 4
Cơ quan:
1 Tổng Công ty thăm dò Khai thác Dầu khí, Việt Nam;
2 Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất, Việt Nam;
3 Hội Công nghệ khoan - Khai thác Việt Nam, Việt Nam;
4 Liên doanh Vietsovpetro Việt Nam, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 15-02-2017
- Sửa xong: 04-04-2017
- Chấp nhận: 28-04-2017
- Ngày đăng: 28-04-2017
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Việt Nam đã có những bước tiến dài và vững chắc sau hơn 30 năm phát triển, rất nhiều cấu tạo dầu, khí đã được phát hiện. Đến thời điểm hiện tại chỉ có một số ít các mỏ/cấu tạo đủ điều kiện để phát triển đưa vào khai thác trong số các cấu tạo đã được tìm thấy. Phần lớn các phát hiện còn lại chưa thể đưa vào phát triển khai thác do điều kiện địa chất phức tạp, quy mô mỏ không lớn, việc đầu tư phát triển không hiệu quả với phương án phát triển độc lập truyền thống trong bối cảnh giá dầu giảm sâu và lâu như hiện nay. Do đó, việc tìm ra các giải pháp phát triển, tận thu dầu từ các mỏ nhỏ cận biên nhằm đảm bảo an toàn an ninh năng lượng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, và việc duy trì các mỏ nhỏ cận biên giúp còn có ý nghĩa chính trị giúp giải quyết vấn đề giữ vững chủ quyền, đảm bảo an ninh quốc phòng biển đảo. Trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả chủ yếu tập trung vào phân tích đánh giá các mỏ nhỏ, cận biên thuộc thềm lục địa Nam Việt Nam đã, đang và sẽ phát triển trong tương lai gần cũng như các thách thức trong việc đưa các mỏ này vào khai thác.
Các bài báo khác