Hiệu quả của tham số tích phân độ phân cực trong xử lý tài liệu phân cực kích thích dòng một chiều

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=738
  • Cơ quan:

    Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 23-11-2016
  • Sửa xong: 28-12-2016
  • Chấp nhận: 28-02-2017
  • Ngày đăng: 28-02-2017
Lượt xem: 1940
Lượt tải: 485
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 48
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, máy móc đo ghi phân cực kích thích ngày càng hiện đại, cho phép ghi lại các giá trị suy giảm hiệu điện thế phân cực ở nhiều cửa sổ thời gian sau khi ngắt dòng phát. Tuy nhiên, tại Việt Nam, một số đơn vị sản xuất vẫn đang sử dụng tham số độ phân cực ở thời gian sớm k(t1) để xử lý tài liệu phân cực kích thích dòng một chiều. Điều này gây ra lãng phí thông tin ghi được liên quan đến các đối tượng dưới sâu. Để tận dụng các thông tin đo ghi được, tác giả tiến hành thử nghiệm tham số tích phân độ phân cực trong xử lý tài liệu phân cực kích thích dòng một chiều. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên một tuyến đo đã biết trước điểm quặng vàng cho thấy hiệu quả nâng cao độ phân giải của tham số này.

Trích dẫn
Phạm Ngọc Kiên, 2017. Hiệu quả của tham số tích phân độ phân cực trong xử lý tài liệu phân cực kích thích dòng một chiều, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 1.

Các bài báo khác