Sử dụng cấu trúc cạnh kép (DCEL) để lưu trữ và xử lý một số thao tác biên tập mô hình mạng lưới tam giác không quy chuẩn (TIN)

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=730
  • Cơ quan:

    1 Trung tâm Tin học Trắc địa và Bản đồ, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Việt Nam;
    2 Khoa Trắc địa - Bản đồ và QLĐĐ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
    3 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài nguyên - Môi trường và Vật liệu, Việt Nam

  • Nhận bài: 09-11-2016
  • Sửa xong: 13-12-2016
  • Chấp nhận: 30-12-2016
  • Ngày đăng: 30-12-2016
Lượt xem: 1410
Lượt tải: 512
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 51
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Trong việc xây dựng và xử lý các thao tác biên tập mô hình mạng lưới tam giác không quy chuẩn (TIN) có thể sử dụng các cấu trúc dữ liệu biểu diễn tam giác khác nhau, trong số đó có cấu trúc cạnh kép. Hiện nay mô hình mạng lưới tam giác thường được xử lý với số lượng tam giác rất lớn, vì vậy việc nghiên cứu và tìm ra cấu trúc dữ liệu phù hợp cho mô hình tam giác là cần thiết. Với mục đích đánh giá cấu trúc cạnh kép để ứng dụng trong mô hình mạng lưới tam giác, bài báo đã phân tích cấu trúc dữ liệu cạnh kép trong việc lưu trữ và xử lý một số thao tác biên tập mô hình TIN. Bài báo sử dụng phương pháp phân tích, so sánh cấu trúc cạnh kép với các cấu trúc dữ liệu khác và thực nghiệm lập trình sử dụng cấu trúc cạnh kép trong lưu trữ và xử lý mô hình TIN bằng ngôn ngữ Visual Basic 6.0. Bài báo đã đánh giá được những ưu, nhược điểm và đưa ra những điều chỉnh để cấu trúc cạnh kép phù hợp hơn trong việc lưu trữ và xử lý một số thao tác biên tập mô hình TIN. Hơn nữa, việc sử dụng cấu trúc cạnh kép sẽ thuận tiện cho việc kết hợp xử lý một số bài toán liên quan tới địa hình và địa chính sau này

Trích dẫn
Ngô Thị Liên, Trần Thùy Dương và Lê Quang Hùng, 2016. Sử dụng cấu trúc cạnh kép (DCEL) để lưu trữ và xử lý một số thao tác biên tập mô hình mạng lưới tam giác không quy chuẩn (TIN), Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 57.

Các bài báo khác