Quan trắc sự biến động đường bờ sử dụng dữ liệu vệ tinh LANDSAT đa thời gian ở khu vực Cửa Đại, Sông Thu Bồn, Quảng Nam

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=728
  • Cơ quan:

    1 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
    2 Khoa Trắc địa - Bản đồ, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành TP HCM, Việt Nam

  • Nhận bài: 20-11-2016
  • Sửa xong: 19-12-2016
  • Chấp nhận: 30-12-2016
  • Ngày đăng: 30-12-2016
Lượt xem: 1765
Lượt tải: 485
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 47
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

sự thay đổi đường bờ sông và biển là do ảnh hưởng của các hoạt động tự nhiên bao gồm địa kiến tạo như nâng, hạ, đứt gẫy, xói mòn, bội tụ và sự dịch chuyển các doi cát. Các nguyên nhân khác bao gồm hoạt động xây dựng các đập nước, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng ngập mặn của con người. Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng dữ liệu viễn thám để quan trắc sự biến đông đường bờ do các hoạt động của tự nhiên và con người gây ra . Dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat đa thời gian trong giai đoạn 1973 đến 2014 với 5 năm có một ảnh được sử dụng cho mục đích quan trắc này. Chúng tôi sử dụng các phương pháp ảnh tỷ số kết hợp với kỹ thuật phân ngưỡng để chiết tách các đường bờ ở các thời điểm mà ảnh vệ tinh có sẵn. Sự thay đổi đường bờ được tính toán từ các mặt cắt ngang vuông góc với đường bờ. Giá trị dương đại diện cho sự xói mòn đường bờ và giá trị âm tương ứng với sự bồi tụ đường bờ. Từ các kết quả thực nghiệm, chúng tôi tìm thấy rằng sự thay đổi đường bờ lớn nhất là 600 m giữa năm 1973 và năm 2014 ở bờ phía Nam của cửa Đại, sông Thu Bồn, Quảng Nam

Trích dẫn
Nguyễn Văn Trung và Nguyễn Văn Khánh, 2016. Quan trắc sự biến động đường bờ sử dụng dữ liệu vệ tinh LANDSAT đa thời gian ở khu vực Cửa Đại, Sông Thu Bồn, Quảng Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 57.

Các bài báo khác