Xác định độ sâu mặt móng Conrat khu vực phía bắc bồn trũng Sông Hồng và kế cận theo phân tích tài liệu trọng lực
- Tác giả: Phan Thị Hồng 1, Nguyễn Như Trung 2, Bùi Văn Nam 2
Cơ quan:
1 Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
2 Viện Địa chất và Địa lý biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam
- Nhận bài: 22-10-2016
- Sửa xong: 15-12-2016
- Chấp nhận: 30-12-2016
- Ngày đăng: 30-12-2016
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Khu vực phía Bắc bồn trũng Sông Hồng và kế cận có một phần diện tích trên đất liền và một phần diện tích trên biển vịnh Bắc Bộ. Vì vậy, việc nghiên cứu các đơn vị cấu trúc trong khu vực thường được tiến hành riêng biệt nhau có thể do hạn chế về tài liệu địa vật lý giữa vùng biển và đất liền: thiếu số liệu, không đồng nhất về số liệu giữa đất liền và biển hoặc các nhiệm vụ đặt ra theo phạm vi đất liền và biển… Trong bài báo này nhóm tác giả đã hiệu chỉnh đồng bộ hai nguồn số liệu trọng lực đất liền và trọng lực vệ tinh đo trên biển, kết hợp sử dụng quy trình phân tích 3D nguồn số liệu xác định sơ đồ độ sâu mặt móng Conrat liên tục từ đất liền ra biển. Quy trình phân tích kết hợp với các phương pháp tính phổ mật độ năng lượng, phương pháp tương quan hồi quy tuyến tính, phương pháp giải bài toán thuận và ngược 3D để xác định độ sâu mặt móng Conrat. Độ sâu mặt Conrat trong khu vực thay đổi liên tục từ 14,2km đến 17,2km, phương cấu trúc chính kéo dài theo phương tây bắc - đông nam
Các bài báo khác