Xác định dị thường mực nước biển trên Biển Đông bằng số liệu đo cao vệ tinh

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=651
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa Chất, Việt Nam;
    2 Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại 568, Việt Nam

  • Nhận bài: 21-06-2016
  • Sửa xong: 17-08-2016
  • Chấp nhận: 30-08-2016
  • Ngày đăng: 30-08-2016
Lượt xem: 1906
Lượt tải: 451
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 44
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Dị thường mực nước biển (Sea Level Anomaly - SLA) là chênh lệch giữa độ cao mặt biển (Sea Surface Height - SSH) và mặt biển trung bình (Mean Sea Surface - MSS). Dị thường mực nước biển cho phép chúng ta quan sát được sự thay đổi của đại dương theo mùa và các hiện tượng khí hậu như El Nino... Để xác định SLA chúng ta sử dụng mô hình mặt biển trung bình MSS ở dạng grid và số liệu đo cao vệ tinh. Vị trí các điểm đo cao vệ tinh thường không trùng với các mắt lưới của mô hình MSS nên cần phải nội suy độ cao mặt biển trung bình cho các điểm đo. Việc nội suy này có thể dùng phương pháp Collocation. Tính toán thực nghiệm được thực hiện trên Biển Đông đối với số liệu vệ tinh đo cao SARAL/ALTIKA chu kỳ thứ 18. Mô hình mặt biển trung bình được sử dụng là mô hình DTU13MSS. Kết quả tính toán thực nghiệm cho thấy ở chu kỳ này, trên Biển Đông, dị thường mực nước biển biến đổi từ -1,581 m đến 0,649 m, giá trị trung bình là 0,108 m.

Trích dẫn
Nguyễn Văn Sáng, Lê Thị Thanh Tâm, Vũ Văn Trí, Trần Thị Thu Trang và Phạm Văn Tuyên, 2016. Xác định dị thường mực nước biển trên Biển Đông bằng số liệu đo cao vệ tinh, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 55.

Các bài báo khác