Ứng dụng phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không và gia tải trước tại nhà máy nhiệt điện Long Phú - Sóc Trăng

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=649
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chat, Việt Nam

  • Nhận bài: 13-06-2016
  • Sửa xong: 12-08-2016
  • Chấp nhận: 30-08-2016
  • Ngày đăng: 30-08-2016
Lượt xem: 2174
Lượt tải: 533
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 52
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo đề cập phương pháp thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không và gia tải trước và ứng dụng xử lý nền đất yếu tại nhà máy nhiệt điện Long Phú - Sóc Trăng. Theo kết quả khảo sát tại nhà máy nhiệt điện Long Phú - Sóc Trăng, đất yếu có bề dày từ 15 - 18m và có các tính chất cơ lý bất lợi cho việc xây dựng công trình. Kết quả dự báo độ lún của nền đất yếu xấp xỉ từ 1,34 đến 1,83m lớn hơn độ lún giới hạn cho phép. Để xử lý nền đất yếu, bố trí bấc thấm theo kiểu hình vuông với khoảng cách 1,0x1,0m kết hợp với hút chân không và gia tải trước. Áp lực hút chân không được thực hiện là 70 - 80kPa với thời gian duy trì hút chân không từ 150 đến 170 ngày, chiều cao gia tải trước từ 0,68 đến 2,88m. Trong quá trình xử lý nền đất yếu, tiến hành quan trắc địa kỹ thuật ngoài hiện trường, độ lún quan trắc cho kết quả khá phù hợp với độ lún dự báo. Độ cố kết của nền sau xử lý đạt trên 90% và độ lún dư nhỏ hơn so với độ lún của yêu cầu thiết kế. Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm và hút chân không đạt được hiệu quả đối với nền đất yếu tại nhà máy Nhiệt điện Long Phú - Sóc Trăng. Đây là cơ sở để áp dụng lý thuyết tính toán xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không và gia tải trước ở Việt Nam.

Trích dẫn
Nguyễn Thị Nụ, 2016. Ứng dụng phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không và gia tải trước tại nhà máy nhiệt điện Long Phú - Sóc Trăng, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 55.

Các bài báo khác