Đặc điểm biến đổi nhiệt dịch liên quan với quặng hóa vùng Pha Khieng - Nam Bo, Muang Long, tỉnh Luong Nam Tha, CHDCND Lào

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=647
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • Nhận bài: 11-07-2016
  • Sửa xong: 11-08-2016
  • Chấp nhận: 30-08-2016
  • Ngày đăng: 30-08-2016
Lượt xem: 2030
Lượt tải: 534
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 53
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Vùng Pha Khieng - Nam Bo nằm trong đai uốn nếp Sukhothai. Đai uốn nếp này thuộc cung núi lửa, các hoạt động núi lửa tạo điều kiện cho vùng Pha Khieng - Nam Bo có sự thành tạo khoáng hóa. Vùng nghiên cứu là một tụ khoáng nhiệt dịch epithermal, bao gồm các đá từ không biến đổi đến biến đổi rất mạnh mẽ. Đối với mỏ nhiệt dịch, để tìm kiếm, đánh giá quặng hóa, việc nghiên cứu các dấu hiệu về biến đổi đá vây quanh là yếu tố rất quan trọng. Qua việc khảo sát thực địa ở vùng nghiên cứu cho thấy, đá vây quanh được biến đổi yếu đến biến đổi mạnh mẽ từ ngoài rìa vào trung tâm các thân quặng. Biến đổi đá vây quanh trong vùng Pha Khieng - Nam Bo gồm có: actinolit hóa, epidot hóa, chlorit hóa, silic hóa. Các biến đổi này được phân chia thành hai nhóm biến đổi nhiệt dịch, gồm: Propylit hóa và phylit hóa. Cấu trúc khoáng hóa tại Pha Khieng - Nam Bo có hai kiểu: đới dập vỡ chứa quặng- mạch quặng; đới trượt chứa quặng. Quá trình phylit hóa thường xảy ra ở đới dập vỡ, tạo thành các mạch quặng và đới dập vỡ chứa quặng Mo-Pb-Au-AgCu; quá trình propylit hóa thường xảy ra ở đới trượt và thành tạo các đới trượt chứa quặng Cu-PbMo.

Trích dẫn
Khoanta Vorlabood và Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2016. Đặc điểm biến đổi nhiệt dịch liên quan với quặng hóa vùng Pha Khieng - Nam Bo, Muang Long, tỉnh Luong Nam Tha, CHDCND Lào, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 55.

Các bài báo khác