Hiệu quả phương pháp đo sâu điện và phổ gamma mặt đất xác định tầng phong hóa chứa quặng vermiculit khu làng mạ, phố ràng, bảo yên, lào cai
- Tác giả: Nguyễn Văn Tuyên 1, Trịnh Quốc Hà 1
Cơ quan:
1 Liên đoàn địa chất Xạ - Hiếm
- Nhận bài: 14-03-2016
- Sửa xong: 19-04-2016
- Chấp nhận: 30-04-2016
- Ngày đăng: 30-04-2016
- Lĩnh vực: Địa chất - Khoáng sản
Tóm tắt:
Quặng Vermiculit đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, bảo vệ môi trường. Trong quá trình thi công đề án “Đánh giá quặng vermiculit khu Phố Ràng, tỉnh Lào Cai”; do Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm thực hiện đã khoanh định được tầng phong hóa chứa quặng vermiculite bằng phương pháp đo sâu điện và phổ gamma. Phương pháp đo sâu điện nhằm mục đích dự báo chiều dày vỏ phong hóa (khả năng tồn tại quặng vermiculit) để định hướng công tác khoan, khai đào. Phương pháp đo phổ gamma nhằm khoanh định các diện tích chứa quặng vermiculit trên mặt trong diện tích phân khu làng Mạ. Hai phương pháp này đã xác định được các đới phong hoá chứa quặng theo chiều rộng, theo đường phương và độ sâu tồn tại các thân quặng. Kết quả cho thấy, đối với quặng vermiculit, theo thống kê, vị trí thân quặng phù hợp với đới điện trở suất tương đối thấp (từ vài chục đến 300 m), tạo thành vùng điện trở suất thấp tương đối rõ trên các tuyến. Kết quả đạt được cho thấy việc lựa chọn hệ phương pháp nghiên cứu là có cơ sở khoa học và đạt hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ đề ra.
Các bài báo khác