Đặc điểm quặng hóa urani liên quan đến thành tạo nguồn gốc núi lửa, khu sa sơn, tỉnh kon tum

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=556
  • Cơ quan:

    1 Liên đoàn địa chất Xạ - Hiếm

  • Nhận bài: 01-03-2016
  • Sửa xong: 13-04-2016
  • Chấp nhận: 30-04-2016
  • Ngày đăng: 30-04-2016
Lượt xem: 2235
Lượt tải: 654
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 65
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Mỏ urani liên quan đến núi lửa bao gồm các mỏ nằm trong hoặc gần với họng (miệng) núi lửa, được lấp đầy các đá núi lửa mafic đến felsit và các đá trầm tích mảnh vụn xen kẹp. Khoáng hóa của mỏ urani liên quan đến họng núi lửa nằm trong cấu trúc đa dạng: dạng mạch hoặc dạng bướu trong đá núi lửa dạng khối, dòng hoặc lớp trầm tích núi lửa. Các thân quặng có quy mô nhỏ hơn nằm trong các tầng trầm tích liên quan đến hoạt động phun trào (các tầng dễ thấm nước, dăm kết núi lửa, tuff…). Khoáng hóa urani có khi còn phát triển vào các đá nền móng nằm dưới hoặc liền kề. Trong quá trình thực hiện Đề án:“Đánh giá tiềm năng tài nguyên urani Việt Nam” kết quả điều tra nghiên cứu bước đầu đã xác định quặng hóa urani liên quan đến thành tạo nguồn gốc núi lửa tại khu Sa Sơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Tại vùng nghiên cứu đã xác định được 8 điểm dị thường phóng xạ bậc III có cường độ phóng xạ từ 102 μR/h đến 3000μR/h. Đặc biệt tại điểm dị thường UKT3071 có cường độ phóng xạ 3000μR/h. Hàm lượng các nguyên tố phóng xạ theo kết quả đo phổ gamma: urani = 80-746ppm, thori = 12-173ppm, kali = 1,6-6,3%. Tỷ lệ Th/U trung bình = 0,23 -1,5. Bản chất dị thường là urani. Do vậy cần có những nghiên cứu chi tiết để làm sáng tỏ tiềm năng quặng hóa Urani liên quan đến thành tạo nguồn gốc núi lửa tại Sa Sơn, tỉnh Kon Tum.

Trích dẫn
Nguyễn Văn Tuyên và Trịnh Quốc Hà, 2016. Đặc điểm quặng hóa urani liên quan đến thành tạo nguồn gốc núi lửa, khu sa sơn, tỉnh kon tum, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 54.

Các bài báo khác