Khả năng tìm kiếm nước trong lỗ hổng thuộc trầm tích đệ tứ vùng hòa thắng - bắc bình - bình thuận bằng tổ hợp đo sâu điện trở suất 2d, trường chuyển và cộng hưởng từ

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=552
  • Cơ quan:

    1 Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản Việt Nam;
    2 Hội Khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam

  • Nhận bài: 04-03-2016
  • Sửa xong: 17-04-2016
  • Chấp nhận: 30-04-2016
  • Ngày đăng: 30-04-2016
Lượt xem: 2200
Lượt tải: 640
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 63
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Vùng Hòa Thắng - Bắc Bình - Bình Thuận rất hiếm nước dưới đất, trước đây đã có những công trình khảo sát địa vật lý ở đây, do hiện nay đã có thêm công nghệ cộng hưởng từ nên bài báo dưới đây trình bày khả năng kết hợp đo sâu điện trở suất, trường chuyển và cộng hưởng từ để khảo sát nước dưới đất. Kết quả khảo sát cho thấy ở vùng không phủ đồi cát, đo sâu điện trở suất thể hiện rõ cấu trúc phân lớp trầm tích nhưng không cho biết triển vọng chứa nước và khó chỉ định vị trí lỗ khoan tìm kiếm nước. Mặc dù trong điều kiện nhiễu điện từ lớn, với việc ứng dụng khung dây số tám khử được nhiễu, số lần cộng dồn lớn, thời gian phát xung dài (40ms) đo sâu cộng hưởng từ ở đây có thể khảo sát sâu để xác định tiềm năng chứa nước cũng như đánh giá chiều nằm sâu đỉnh lớp nước. Trên vùng cồn cát chỉ có thể thực hiện đo sâu trường chuyển nhằm xác định tầng chứa nước nằm trên tầng điện trở suất thấp liên quan tới sét, đá gốc bị phong hóa, sau đó thực hiện đo sâu cộng hưởng từ để đánh giá triển vọng chứa nước.

Trích dẫn
Nguyễn Tiến Phong, Tăng Đình Nam và Ngô Văn Bưu, 2016. Khả năng tìm kiếm nước trong lỗ hổng thuộc trầm tích đệ tứ vùng hòa thắng - bắc bình - bình thuận bằng tổ hợp đo sâu điện trở suất 2d, trường chuyển và cộng hưởng từ, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 54.

Các bài báo khác