Phương pháp biến đổi n xử lý đường cong đo sâu điện trên lát cắt địa điện biến đổi liên tục

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=551
  • Cơ quan:

    1 Hội Khoa học kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam;
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 03-03-2016
  • Sửa xong: 18-04-2016
  • Chấp nhận: 30-04-2016
  • Ngày đăng: 30-04-2016
Lượt xem: 2268
Lượt tải: 647
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 64
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Phương pháp đo sâu điện được áp dụng hàng trăm năm nay (từ năm 1911 ở Pháp) và đã thu được hiệu quả trong nghiên cứu cấu trúc địa chất, tìm kiếm nước ngầm, tìm khoáng sản và khảo sát nền móng địa chất công trình. Về xử lý tài liệu đo sâu điện, lúc đầu người ta dùng phương pháp palet, sau đó áp dụng máy tính song đều không tránh được nguyên lý tương đương làm cho kết quả trở thành đa trị. Tác giả đưa ra phương pháp xử lý mới - phương pháp biến đổi N cho phép tự động xử lý tài liệu đo sâu điện theo một quan điểm khác. Sở dĩ tài liệu đo sâu điện không phản ánh trung thực môi trường địa chất là do tham số đo được là số đo biểu kiến. Mang thông số trung bình của miền xác định và không thể hiện đúng chiều thấm sâu của lát cắt. Với quan điểm môi trường gồm hệ lớp mỏng phân lớp liên tục, các tác giả tính được giá trị điện trở suất của lớp mỏng vi phân ở độ sâu Z bằng cách xác định hệ số bất đẳng hướng của lát cắt. Phương pháp được thử nghiệm trên đường cong đo sâu lý thuyết của môi trường phân lớp nằm ngang đã chứng tỏ hiệu quả của phương pháp. Song phương pháp sẽ tốt hơn với môi trường có tham số thay đổi liên tục (môi trường Gradient) các ranh giới phân lớp là ranh giới biến đổi mạnh nhất của tham số môi trường. Kết quả xử lý trên tài liệu thực tế cho thấy phương pháp có độ phân giải cao, phản ảnh trung thực môi trường địa điện bất đồng nhất cả 2 và 3 chiều.

Trích dẫn
Nguyễn Trọng Nga và Trương Thị Chinh, 2016. Phương pháp biến đổi n xử lý đường cong đo sâu điện trên lát cắt địa điện biến đổi liên tục, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 54.

Các bài báo khác