Nghiên cứu vận tốc truyền sóng của trầm tích chứa gas hydrat và ứng dụng trong công tác tìm kiếm thăm dò

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=549
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
    2 Viện dầu khí Việt Nam

  • Nhận bài: 09-03-2016
  • Sửa xong: 13-04-2016
  • Chấp nhận: 30-04-2016
  • Ngày đăng: 30-04-2016
Lượt xem: 2374
Lượt tải: 735
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 73
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Phương pháp địa chấn là một phương pháp chủ đạo nghiên cứu Gas hydrat (GH). Tại Việt Nam, trong khi các phương pháp địa vật lý, địa chất khác địa chấn chưa cung cấp được thông tin một cách định lượng về tiềm năng GH thì việc khai thác các tham số từ phương pháp địa chấn là một việc cần thiết và cấp bách. Vận tốc truyền sóng trong môi trường chứa GH là một trong những thông tin có giá trị được khai thác từ tài liệu này. Trong khuôn khổ của bài báo, các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc và việc lựa chọn phương pháp xây dựng mô hình vận tốc cho trầm tích chứa GH trong điều kiện Việt Nam đã được nghiên cứu. Kết quả chỉ ra cấu trúc thạch học ảnh hưởng lớn đến vận tốc, mặc dù GH chiếm vị trí trong các lỗ rỗng nhưng khi tính các modul đàn hồi thì nó lại đóng vai trò như xương đá. Ngoài ra, độ rỗng, hệ số Biot, yếu tố độ sâu của tầng GH so với đáy biển, độ sâu nước, thành phần cát sét cũng làm thay đổi vận tốc truyền sóng trong trầm tích. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra khả năng ứng dụng thuộc tính AVO để nghiên cứu trầm tích chứa GH.

Trích dẫn
Phan Thiên Hương, Nguyễn Thanh Tùng và Trần Văn Hữu, 2016. Nghiên cứu vận tốc truyền sóng của trầm tích chứa gas hydrat và ứng dụng trong công tác tìm kiếm thăm dò, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 54.

Các bài báo khác