Đặc điểm các đá biến chất trao đổi tại mỏ wolfram - đa kim núi pháo, đại từ, thái nguyên
Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
2 Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo
- Nhận bài: 14-12-2015
- Sửa xong: 16-01-2016
- Chấp nhận: 30-01-2016
- Ngày đăng: 30-01-2016
- Lĩnh vực: Địa chất - Khoáng sản
Tóm tắt:
Mỏ wolfram - đa kim Núi Pháo thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là một trong những mỏ wolfram có trữ lượng lớn. Ngoài đối tượng chính là wolfram, trong thân quặng đa kim Núi Pháo còn có fluorit đi kèm với bismuth, đồng, vàng,… . Kết quả thăm dò đã xác định trữ lượng fluorit ở đây tương đối lớn. Các công trình nghiên cứu cho thấy mỏ Núi Pháo trải qua nhiều giai đoạn hoạt động kiến tạo, magma, sinh khoáng khác nhau, hình thành nên cấu trúc địa chất phức tạp và là nguyên nhân thành tạo kiểu quặng phức sinh đặc trưng. Mỏ được hình thành do sự biến chất trao đổi giữa các đá trầm tích lục nguyên carbonat tuổi Ordovic - Silur hệ tầng Phú Ngữ với granit hai mica Đá Liền tuổi Creta thuộc phức hệ Pia Oắc và granit biotit Núi Pháo tuổi Trias thuộc phức hệ Núi Điệng. Mặc dù mỏ wolfram - đa kim đang được khai thác với đối tượng chính là quặng sheelit, song fluorit trong khu mỏ là đối tượng chưa được nghiên cứu chi tiết, đặc biệt là mối liên quan của fluorit với các thành tạo skarn và greisen. Kết quả nghiên cứu mới của tập thể tác giả đã làm sáng tỏ các thành tạo biến chất trao đổi liên quan với quá trình tạo khoáng fluorit - sulfur đa kim trong mỏ Núi Pháo gồm ba quá trình xảy ra trong ba giai đoạn: skarn hóa, greisen hóa và biến chất trao đổi nhiệt dịch nhiệt độ trung bình đến thấp.
Các bài báo khác